Vượt nghịch cảnh, người phụ nữ khuyết tật “hô biến” vỏ ốc thành tranh nghệ thuật

Quyết không đầu hàng số phận, với đôi bàn tay khéo léo, người phụ nữ khuyết tật Trần Thị Ngọc Hiếu (1984, Đồng Nai) đã khiến vở ốc “nở hoa”, thay đổi cuộc đời mình.

Diệu Nguyễn
16:02 15/05/2024 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Di chứng cơn sốt bại liệt lúc 4 tuổi khiến bàn tay phải của chị Hiếu mất dần cảm giác, hai chân cũng không còn đi lại được. Do sức khỏe không tốt nên chị Hiếu chỉ học hết lớp 12 rồi nghỉ. Với khát khao có một cuộc sống bình thường, không dựa dẫm vào bố mẹ và để thấy bản thân còn có ích, Hiếu nhận giữ trẻ tại nhà để kiếm thêm thu nhập. Tuy công việc ổn định, nhưng cô gái trẻ ngày ấy lại không tìm thấy niềm vui, bởi từ sâu bên trong điều cô luôn mong mỏi là được làm việc liên quan tới vẽ  tranh.

Sau nhiều lần trăn trở, năm 2008 Ngọc Hiếu được người quen giới thiệu về một công ty sản xuất tranh đá quý ở Thủ Đức miễn phí đào tạo nghề cho người khuyết tật. Thế là Ngọc Hiếu khăn gói lên thành phố học nghề.

nguoi-phu-nu-khuyet-tat-ho-bien-vo-oc-thanh-tranh-nghe-thuat

Nhưng để làm được tranh đá quý không đơn giản như Hiếu nghĩ, bởi công việc này cần có một đôi tay khỏe mạnh, nhanh nhẹn. “Nhìn thấy mọi người lần lượt làm ra tác phẩm của riêng mình, tôi đã khóc rất nhiều.  Dù thất vọng về bản thân nhưng mình không từ bỏ, mình xin người ta cho thêm thời gian để học. Tác phẩm đầu tiên mình làm ra là chữ Nhẫn, và khi có người đặt mua bức tranh niềm vui lại càng được nhân đôi. Nhờ đó, mình được nhận lại tiếp tục làm việc ở công ty”, chị Hiếu nghẹn ngào nhớ lại.

Cũng tại trung tâm, chị gặp chồng chị, hai người nên duyên vợ chồng với nhau. Trong một lần đi biển để tìm ý tưởng làm tranh cho một vị khách người anh, ngắm nhìn những vỏ ốc trôi dạt trên bờ, chị lóe lên ý tưởng làm tranh bằng chính những con ốc này. Nghĩ là làm, chị đem những vỏ ốc về nghiên cứu làm tranh từ vỏ ốc.

nguoi-phu-nu-khuyet-tat-ho-bien-vo-oc-thanh-tranh-nghe-thuat

Khi mới bắt đầu, chị gặp rất nhiều khó khăn. Bởi không giống những mẫu tranh có sẵn, việc làm tranh từ vỏ ốc đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo và độc đáo. Khi làm, không ít lần chị bị phỏng do dính keo lên người. Nhưng mỗi lần như vậy, chị đều cười vượt qua, xem đó như thử thách trong công việc: “Những vỏ ốc dù nhỏ hay to, dù vụn nát hay không cũng đều có những hình thù tạo nên vẻ đẹp riêng, giống như cách mình nhìn nhận cuộc đời bằng nhiều hướng. Mình đã mạnh dạn thoát ra chiếc vỏ ốc mang danh khuyết tật để nhìn thấy bông hoa của đời mình. Và khi mình làm tất cả bằng tình yêu thương từ trái tim thì sẽ chạm đến trái tim của người khác”.

nguoi-phu-nu-khuyet-tat-ho-bien-vo-oc-thanh-tranh-nghe-thuat

Mỗi bức tranh người phụ nữ khuyết tật ấy làm ra đều mang một thông điệp, câu chuyện riêng và chúng đều được đặt tên như: Tranh chung đôi, sum họp, hòa bình... Những bức tranh này đều là độc nhất, không lặp lại.

Qua những bức tranh của mình, chị Hiếu cũng hy vọng bản thân có thể truyền được thông điệp bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên đến với mọi người: "Trước khi vứt bỏ một thứ già đó, chúng ta hãy dừng lại và nghĩ xem chúng có thể tái chế để làm nên những món đồ khác hay không”.

Theo Đại đoàn kết

Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, cô giáo khuyết tật hết mình cống hiến cho giáo dục đặc biệt

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận