Cha mẹ đừng ép con thực hiện 5 “hành vi lịch sự” này kẻo hại con

Cha mẹ muốn con giữ lịch sự và lễ phép là tốt, nhưng đừng để việc “lịch sự giữ thể diện” làm tổn thương tâm lý con bạn.

Diệu Nguyễn
15:30 18/09/2024 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cha mẹ lúc nào cũng mong muốn nuôi dạy con thành một đứa trẻ “ngoan”, thích sẻ chia, lịch sự, khiêm tốn. Họ cho rằng, một đứa trẻ như vậy mới phản ánh được sự giáo dục đúng đắn của gia đình. Tuy nhiên ngoan và vâng lời, hay quá lịch sự cũng chưa hẳn là tốt. Dưới đây là 5 “hành vi lịch sự” cha mẹ cần ngừng ép con thực hiện, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến quan điểm của trẻ và sự phát triển tâm sinh lý của con.

Buộc trẻ chào hỏi

Nhiều bậc cha mẹ sẽ mất bình tĩnh khi thấy con mình không chào hỏi người lớn mà còn cố trốn đằng sau, họ nghĩ rằng con khiến mình mất mặt và cứ thế lớn tiếng quát con: “Câm à, sao con không chào hỏi?”.

Trên thực tế, việc trẻ cảnh giác, rụt rè khi gặp người lạ là hiện tượng tâm lý bình thường và đó cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đã phát triển khả năng tư duy sâu sắc hơn. Trẻ đã hiểu được cách bảo vệ bản thân trước người lạ. Việc ép trẻ chào hỏi lịch sự sẽ phá hủy đi ý thức bảo vệ bản thân của trẻ, lâu dần còn khiến trẻ mắc chứng sợ xã hội.

cha-me-dung-ep-con-thuc-hien-5-hanh-vi-lich-su-nay-keo-hai-con (2)

Cách giáo dục đúng đắn hơn là cha mẹ nên ở bên con, giao tiếp và tiếp xúc với con thông qua ngôn ngữ, cử động cơ thể. Đồng thời, cha mẹ cũng nên tạo cho con cảm giác an toàn để con có thể thư giãn từ từ. Đừng ép buộc trẻ, bởi điều này chỉ khiến trẻ thêm căng thẳng và choáng ngợp. Khi trẻ thích nghi được với môi trường xung quanh, cha mẹ có thể làm gương giao tiếp cho trẻ bằng cách chủ động chào hỏi, giúp trẻ gọi chính xác từng người như “Con chào chú”, “Con chào cô”,… Quen dần trẻ có thể tự chủ động chào hỏi với người khác mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

Ép trẻ biểu diễn nơi công cộng

Nhiều bậc cha mẹ có thói quen khoe con khi đến các buổi tiệc, các nơi công cộng. Nhưng đừng vì sĩ diện của mình mà làm tổn thương con bố mẹ nhé. Việc ép buộc sẽ khiến trẻ sợ hãi, bất lực, thậm chí là có thể khiến trẻ ghét bỏ những năng khiếu đó.

Cách tiếp cận đúng đắn nhất mà cha mẹ nên áp dụng là hãy hỏi ý kiến của trẻ trước. Nếu như con sẵn sàng, cha mẹ có thể để trẻ tự chọn hình thức biểu diễn. Và nhớ vỗ tay và khen ngợi trẻ sau khi biểu diễn xong. Dù con không hoàn thành thì cha mẹ cũng hãy động viên, chia sẻ với trẻ nhé.

Buộc trẻ chia sẻ

Nếu một người bạn nói: “Bạn không thể dùng hết đống mỹ phẩm này đâu, hãy đưa nó cho tôi”, bạn có sẵn lòng đưa đồ ăn cho người đó một cách hào phóng không ? Trẻ em cũng tương tự như vậy. Khi trẻ được khoảng 3 tuổi, con sẽ bước vào giai đoạn nhạy cảm về quyền sở hữu. Trong mắt một đứa trẻ, những món đồ chơi bé thích cũng có giá trị chẳng kém gì mỹ phẩm của bạn cả. Bất kể cảm xúc, tâm lý của trẻ như thế nào thì việc ép buộc chúng phải sẻ chia một cách mù quáng sẽ không có lợi cho việc hình thành nhận thức cho trẻ về quyền tài sản và sẽ khiến chúng mất đi cảm giác an toàn với mọi người xung quanh.

Cách cha mẹ cần thực hiện là hãy hỏi ý kiến của trẻ trước. Bạn có thể hướng dẫn trẻ tận hưởng niềm vui chia sẻ một cách phù hợp, nhưng phải làm theo mong muốn của con, đặc biệt đừng tự ý gán cho trẻ những tính cách như ích kỷ, bủn xỉn chỉ vì trẻ không thích chia sẻ đồ chơi cho bạn.

Buộc trẻ phải nhường nhịn

Thế giới của trẻ nhỏ cũng giống thế giới của người lớn. Nếu sếp bạn nói với bạn rằng: “Cậu còn trẻ, còn nhiều cơ hội nên hãy nhường cơ hội thăng tiến cho người đàn anh trong công ty”, bạn có đồng ý không?

cha-me-dung-ep-con-thuc-hien-5-hanh-vi-lich-su-nay-keo-hai-con (1)

Là cha mẹ, đặc biệt là với những người nhiều con, đừng bao giờ trực tiếp chỉ trích con lớn của mình mà không hỏi lý do. Bởi điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy bố mẹ không yêu thương mình, lâu dần sẽ dẫn tới cảm giác bất an, tinh thần cạnh tranh cũng dần mất đi. Vì thế, đã là bậc cha mẹ, khi có vấn đề xảy ra bạn nên phân biệt đúng sai, đối xử công bằng và không yêu cầu con phải nhường nhịn vì tuổi tác. Tranh chấp, đánh nhau là điều không thể tránh khỏi giữa trẻ em, đặc biệt là anh chị em trong nhà. Đôi khi, trẻ có thể tự giải quyết vấn đề của mình, miễn là chúng ta đảm bảo sự công bằng.

Buộc trẻ phải vâng lời

Cha mẹ đừng lúc nào cũng yêu cầu con phải biết cư xử đúng mực và hiểu chuyện. Con bạn dù có khôn ngoan đến đâu thì cũng chỉ là một đứa trẻ mà thôi. Hơn nữa, cái gọi là sự vâng lời này, nếu cha mẹ cứ ép buộc theo thời gian sẽ biến thành sự tự kìm nén và đứa trẻ sẽ hình thành một nhân cách chỉ biết chiều lòng người khác mà bỏ qua cảm xúc của mình, điều này vô cùng tai hại.

Với tư cách là cha mẹ, chúng ta nên cho phép và khuyến khích con bày tỏ những suy nghĩ thực sự bên trong mình, đồng thời phải cẩn thận lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con. Hãy nhớ giao tiếp với con một cách bình đẳng để chúng có thể bình tĩnh và tự tin.

Xem thêm: Cách dạy con lạ lùng của vợ cũ tỷ phú Donald Trump: 10 tuổi phải tự lao động để kiếm tiền

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận