Những sự thật về giấc mơ không phải ai cũng biết

Bạc có biết ác mộng tuy gây sợ hãi nhưng lại có tác dụng bảo vệ ta trong đời thực, và cực kỳ ít người có khả năng đọc chữ trong giấc mơ?

Những sự thật về giấc mơ không phải ai cũng biết

Bạc có biết ác mộng tuy gây sợ hãi nhưng lại có tác dụng bảo vệ ta trong đời thực, và cực kỳ ít người có khả năng đọc chữ trong giấc mơ?

Chúng ta dành khoảng một phần ba cuộc đời để ngủ, và dù có nhớ hay không thì sự thật tất cả chúng ta đều mơ mỗi đêm. Nhưng điều thú vị hơn nữa là chúng ta chỉ hiểu được một phần mục đích của những giấc mơ của mình hoặc ý nghĩa chính xác của chúng.

Dưới đây là 9 sự thật khoa học hy vọng sẽ giúp bạn nâng cao hiểu biết về những giấc mơ của mình. 

Ác mộng bảo vệ chúng ta 

Những cơn ác mộng thúc đẩy khả năng của não bộ phản ứng với nguy hiểm trong đời thực và những trải nghiệm đáng sợ bất ngờ gặp phải. Nhưng dù có lợi ích, không thể phủ nhận những giấc mơ kinh hoàng và đau thương có thể tác động xấu đến giấc ngủ và tinh thần sau khi thức dậy.

Các cơ tê liệt trong giấc ngủ REM     

Hầu hết các giấc mơ diễn ra trong giai đoạn giấc ngủ REM sâu (giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh). Lúc này mắt chúng ta liên tục chuyển động nhưng các cơ khác ở trạng thái tê liệt. Theo các nhà nghiên cứu, một tập hợp tế bào chuyên biệt trong não - được gọi là tế bào thần kinh vận động - ngăn cản các cơ chuyển động khi chúng ta ngủ để ngăn ngừa chấn thương tiềm ẩn.

Tăng khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề

Nhiều người đã có những bước đột phá đáng kinh ngạc trong giấc mơ của họ. Đó có thể là ý tưởng khoa học, nghệ thuật, âm nhạc, tiểu thuyết hay phim.

Khi chúng ta mơ, não ở trạng thái sinh lý thần kinh đặc biệt cho phép nó thành thạo hơn trong việc giải quyết các vấn đề và tìm ra giải pháp cho những điều khiến ta gặp khó khăn lúc thức. Và ở trạng thái này, trải nghiệm hoạt động của não sẽ cao hơn, điều này khiến não có nhiều khả năng hơn trong việc đưa ra các giải pháp sáng tạo và giải quyết vấn đề.

Mọi người quên đến 95% giấc mơ   

Hình ảnh quét não của những người đang ngủ cho thấy khu vực đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành trí nhớ được tìm thấy ở thùy trán, và chúng không hoạt động trong giấc ngủ REM - đây là giai đoạn mà những giấc mơ xảy ra. Đó là lý do chúng ta không thể nhớ hầu hết những giấc mơ của mình sau khi thức dậy.

Có những giấc mơ không màu sắc   

Để hỗ trợ lý thuyết này, một nghiên cứu đã được thực hiện trên 2 nhóm tuổi khác nhau với những trải nghiệm tiếp xúc với phương tiện truyền thông khác nhau. Những người tiếp xúc nhiều hơn với tivi trắng đen có nhiều giấc mơ ít màu hơn những người tiếp xúc với tivi màu.

Người mù cũng có giấc mơ trực quan       

Đối với những người bị mù do tác động hay hoàn cảnh thì những giấc mơ trực giác vẫn xuất hiện và chúng được thúc đẩy bởi ký ức. Vì vậy, những người bị mất thị lực có thể trải nghiệm những giấc mơ trực quan nhờ các mạch não được hình thành trước khi họ bị mù.

Không thể đọc chữ trong mơ     

Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ đối với quy tắc này và một số người có thể đọc được trong giấc mơ của họ. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho một số ít người - thường là những người nghĩ về ngôn ngữ và viết nhiều nhất, như nhà văn hay nhà thơ.

Chỉ mơ về những khuôn mặt đã nhìn thấy

Cho dù bạn có thực sự nhớ họ hay không thì chắc chắn người bạn nhìn thấy trong giấc mơ là người mà bạn từng nhìn thấy trong đời thực. Giấc mơ của chúng ta được đúc kết từ những trải nghiệm thực tế, vì vậy những khuôn mặt bạn nhìn thấy trong mộng là kết quả giải thích cho những trải nghiệm thực tế đã diễn ra.

Có thể kiểm soát giấc mơ    

Bằng cách trải nghiệm những giấc mơ sáng suốt, bạn có thể nhận thức được mình đang mơ (theo nghĩa đen) và do đó có thể kiểm soát giấc mơ của mình. Loại giấc mơ này có liên quan đến nhận thức cao hơn về trạng thái tinh thần của bạn. Những người từng trải qua những giấc mơ sáng suốt tuyên bố rằng họ biết mình đã mơ những gì sau khi thức dậy.

Đọc thêm: 8 sự thật kì quặc ít người biết, sốc nhất là số 6