Các lễ hội đặc sắc du khách không thể bỏ qua ở Nha Trang - Khánh Hòa

Khánh Hòa không chỉ là vùng đất có biển đảo Nha Trang xinh đẹp, mà còn là nơi nổi tiếng với nền văn hóa lâu đời và đặc sắc.

Minh Hằng
09:30 31/12/2021 Minh Hằng
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tỉnh Khánh Hòa là 1 trong những địa phương tồn tại nhiều phong tục mang đậm màu sắc tôn giáo, tín ngưỡng. Các lễ hội ở Khánh Hòa phản ánh sâu sắc đời sống tâm linh của người Việt thông qua việc thờ thần Phật. Qua những tín ngưỡng này thể hiện niềm khát khao về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Sau đây, Sống Đẹp xin chia sẻ một vài lễ hội đặc sắc diễn ra tại Khánh Hòa trong năm:

1. Lễ hội Cầu Ngư – lễ hội Khánh Hòa phản ánh văn hóa biển đảo

Lễ hội Cầu Ngư còn gọi là lễ hội Cá Ông, hay Cá Voi, diễn ra tại Lăng Ông – Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, đươc tổ chức vào đúng ngày giỗ của cá Voi vào hai kỳ xuân tế và thu tế. Nếu bạn đi du lịch Khánh Hòa vào thời gian tháng 2 và tháng 3 hằng năm, bạn sẽ có cơ hội tham dự lễ hội này, Lăng Ông rất gần với trung tâm thành phố nên việc di chuyển rất dễ dàng, nhanh chóng.

le-hoi-khanh-hoa-1
Nghi lễ Nghinh Ông - rước Cá Ông về dự lễ

Đây là lễ hội Khánh Hòa đậm chất tâm linh và phản ánh nét văn hóa của ngư dân miền biển. Trong tâm thức của những người con xứ biển sống bằng nghề ra khơi đánh bắt cá thì cá Voi được xem như thần Nam Hải, là vị thần luôn phù hội độ trì và ra tay giúp đỡ cho chuyến ra khởi suôn sẻ, bình an. Hình ảnh cá Voi tượng trưng cho sự hướng hiện, hiền lành như chính những người ngư dân cần cù, quanh năm bầu bạn với biển cả.

le-hoi-khanh-hoa-2
Cá Ông là một vị thần vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng của những người ngư dân Khánh Hòa

Lễ hội Cầu Ngư thường được bắt đầu từ sáng sớm với màn lễ Nghinh Ông trên biển, rước Ông về ngự lễ tế. Đoàn rước sắc phong đông vui vô cùng, đi đầu là đội múa lân sư rồng, theo sau là trống chiêng, vang rộn cả một góc trời.

2. Lễ hội tháp Bà Ponagar – lễ hội Khánh Hòa truyền thống phản ánh văn hóa Chăm pa

Lễ hội tháp Bà Ponagar còn được gọi là lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu, hay Lễ vía Bà, là một trong những di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa công nhận.

Lễ hội diễn ra vào từ ngày 20 – 23 tháng 3 âm lịch hằng nam, tổ chức ngay tại tháp Bà Ponagar, tọa lạc trên đồi Cù Lao, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

le-hoi-khanh-hoa-3
Lễ hội tháp Bà Ponagar tưởng nhớ đến Mẹ xứ sở

Đây là lễ hội truyền thống của Khánh Hòa có nguồn gốc từ người Chăm cổ vời tục thờ nữ thần Ponagar (Yang Pô Inư Nagar), được mệnh danh là Mẹ xứ sở, là người đã có công trong việc dựng xây quê hương, dạy cho người dân cách trồng trọt, chăn nuôi, và phù hộ cho người dân có cuộc sống an lành, ấm no.

Tại lễ hội này có sự tham gia của người Chăm, người Kinh, cùng một số người dân tộc thiểu số tại nhiều tỉnh miền Trung tìm về, vô cùng sôi nổi.

le-hoi-khanh-hoa-4
Lễ hội được tổ chức ngay tại tháp Bà Ponagar

3. Lễ hội Am Chúa – lễ hội Khánh Hòa tôn thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na

Hằng năm, vào ngày 1 đến 3 tháng 3 âm lịch sẽ diễn ra lễ hội Am Chúa, được tổ chức ngay tại di tích Am Chúa, nằm trên núi Đại An, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa.

Cũng giống với lễ hội tháp Bà Ponagar, lễ hội Am Chúa được tổ chức để tưởng nhớ tới Thánh mẫu Thiên Y A Na.

Các nghi lễ diễn ra vô cùng trang trọng, thể hiện sự thành kính và tôn sùng vị Thánh mẫu, đồng thời cầu cho mưa gió thuận hòa, cuộc sống của nhân dân được bình yên, êm ấm.

Theo sự tích được ghi lại thì Am Chúa chính là nơi Bà Ponagar sinh ra và lớn lên khi ở cùng cha mẹ nuôi, còn tháp Bà Ponagar là nơi thờ Bà khi đã hiển thánh. Và tục thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na đều bắt nguồn từ tín ngưỡng của người Chăm pa cổ.

le-hoi-khanh-hoa-5
Lễ hội Am Chúa diễn ra vô cùng cùng long trọng

4. Lễ giỗ tổ Hùng Vương – lễ hội Khánh Hòa hướng về cội nguồn

Giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày quốc giỗ của toàn thể dân tộc Việt Nam, là dịp để bày tỏ lòng biết ơn và nhớ về nguồn cội. Vào ngày 10/3 âm lịch hằng năm, tại khắp mọi miền tổ quốc đều tổ chức lễ giổ tổ Vua Hùng.

Tại Khánh Hòa, lễ giỗ tổ được tổ chức trang trọng uy nghiêm tại Đền Hùng Vương, tọa lạc tại số 173 Ngô Gia Tự, thành phố Nha Trang. Các nghi lễ diễn ra hết sức tôn nghiêm thành kính, với sự tham gia của các cấp lãnh đạo và người dân.

le-hoi-khanh-hoa-6
Lễ giỗ tổ Hùng Vương bày tỏ lòng biết ơn và nhớ về nguồn cội của người dân Khánh Hòa

5. Lễ hội Yến Sào – lễ hội Khánh Hòa cúng tổ nghề khai thác yến

Nếu có dịp đi du lịch Nha Trang vào ngày 10/5 âm lịch, du khách sẽ được tham gia lễ hội Yến Sào vô cùng độc đáo của người dân Khánh Hòa.

Lễ hội được tổ chức hằng năm để tôn vinh nghề khai thác Yến Sào, tưởng nhớ công ơn của những người đã có công sáng lập, phát triển và truyền nghề cho tới ngày hôm nay. 

le-hoi-khanh-hoa-7
Lễ hội Yến Sào Khánh Hòa nhằm tôn vinh nghề khai thác yến

Lễ hội được tổ chức tại Đảo Yến – Hòn Nội, nơi có số lượng chim yến đông đúc nhất Việt Nam hiện nay. Những người tham dự mặc lễ phục thực hiện những nghi lễ trang trọng nhất. Sau phần lễ là phần hội với các hoạt động đặc sắc như hát quan hò, chèo thuyền, chương trình giới thiệu gian hàng và sản phẩm từ yến.

le-hoi-khanh-hoa-8
Lễ hội được tổ chức tại Đảo Yến - Hòn Nội

6. Lễ hội Festival biển Nha Trang 

Festival biển Nha Trang là một lễ hội lớn, mang tầm quốc tế. Được tổ chức 2 năm 1 lần, lễ hội này là sự kiện văn hóa - du lịch vô cùng đặc sắc nhằm quảng bá, tôn vinh, bảo tồn và phát huy những giá trị tinh thần, bản sắc văn hóa biển đảo của người dân Khánh Hòa nói riêng, và dân tộc Việt Nam nói chung.

le-hoi-Khanh-Hoa-1
Chương trình biểu diễn văn nghệ tại Festival biển Nha Trang

Chương trình của lễ hội Festival biển Nha Trang có rất nhiều hoạt động, kéo dài từ 4 - 5 ngày, được tổ chức tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Các hoạt động có nội dung mang đậm giá trị văn hóa truyền thống như: Lễ hội cầu ngư, lễ hội ẩm thực yến sào Khánh Hòa, các trò chơi dân gian, hội thi bơi lắc thúng,...Đặc biệt, sau buổi lễ khai mạc sẽ là màn trình diễn bắn pháo hoa chào mừng vô cùng ấn tượng. Bên cạnh các hoạt động đó, Festival biển Nha Trang còn có nhiều hoạt động nghệ thuật như: Triển lãm mỹ thuật, thi vẽ tranh thiếu nhi, các chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố,...Và nhiều hoạt động thể thao giải trí như: Giải bơi biển, giải bóng chuyền bãi biển, giải bóng đá bãi biển tỉnh Khánh Hòa,...

7. Lễ hội Carnival Vinpearl Land Nha Trang 

Lễ hội Carnival Vinpearl Land Nha Trang là lễ hội hóa trang đường phố Châu Âu, được tổ chức bởi Vinpearl Land. Đây là lễ hội mà nhiều du khách đã mong mỏi có ở Việt Nam để được khám phá và trải nghiệm, giờ đây nó đã trở thành dấu ấn riêng của đảo Hòn Tre, Nha Trang. Lễ hội Carnival diễn ra từ 16h – 16h30 vào thứ 6 và thứ 7 hàng tuần.

le-hoi-Khanh-Hoa-2
Lễ hội hóa trang đường phố tại Carnival Vinpearl Land Nha Trang

Carnival là lễ hội bắt nguồn từ La Mã, Hy Lạp, nó nhanh chóng lan rộng ra các nước Châu Âu cũng như toàn thế giới. Carnival hấp dẫn bởi sự hào hứng, vẻ rực rỡ và không khí vô cùng tưng bừng, nhộn nhịp. Trong lễ hội này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những màn hóa trang, chương trình biểu diễn vô cùng đặc sắc của các nhân vật đi cà kheo, những chú lùn, công chúa, xì-trum… những nhân vật nổi tiếng trong truyện cổ Châu Âu với trang phục cầu kỳ, lộng lẫy.  Và đừng quên đặt phòng tại Vinpearl Nha Trang để tham gia lễ hội này một cách trọn vẹn nhất nhé!

Đọc thêm: Nếu chán biển, Nha Trang còn 9 địa điểm đẹp khác cho bạn thỏa sức check - in

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận