Chưa từng thấy trong lịch sử: 7 tỷ tấn nước mưa rơi xuống Greenland thay vì tuyết

Lần đầu tiên trong lịch sử, trên đỉnh băng ở Greenland xuất hiện hiện tượng mưa thay vì tuyết như thông thường.

Thùy Nguyễn
15:17 23/08/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cuối tuần vừa qua, tại đỉnh cao nhất trên dải băng ở Greenland đã ghi nhận lượng mưa kỷ lục. Được biết, đây là lần đầu tiên trong lịch sử ghi nhận một trận mưa ở nơi có nhiệt độ hiếm khi trên mức đóng băng và chỉ có tuyết rơi này.

Theo Trung tâm Dữ liệu Băng và Tuyết Quốc gia Đại học Colorado tại Boulder (NSIDC), trận mưa được ghi nhận vào thứ Bảy tuần vừa qua. Trong chưa đầy một thập kỷ, tại đỉnh Greenland lần thứ 3 ghi nhận nhiệt độ trên mức đóng băng và tuyết tan chảy. Đỉnh Greenland là điểm cao nhất trên dải băng của Greenland, cao khoảng 3,2km so với mực nước biển.

lan-dau-tien-7-ty-tan-nuoc-mua-roi-xuong-greenland-thay-vi-tuyet-1
Cuối tuần vừa qua, tại đỉnh cao nhất trên dải băng ở Greenland đã ghi nhận lượng mưa kỷ lục

NSIDC cho biết, vào ngày 14/8 mưa đã xuất hiện tại đỉnh trong khoảng vài giờ, nhiệt độ trên mức đóng băng khoảng 9 giờ. Tổng cộng có khoảng 7 tấn nước đến từ cơn mưa bất thường này rơi xuống lớp băng của Greenland. Điều đáng nói, trận mưa hiếm có này đã làm tan một lượng băng đáng kể ở trên đỉnh dọc rìa phía Đông Nam của dải băng cuối tuần qua.

Cũng theo NSIDC, lượng băng ghi nhận ngày 15/8 cao gấp 7 lần so với lượng băng tan trung bình mỗi ngày được ghi nhận hàng năm. Bên cạnh đó, việc nhiệt độ ấm lên, băng tan cùng mưa kéo dài suốt 3 ngày cuối tuần vừa qua đã dẫn đến một lượng nước vô cùng lớn đổ ra đại dương.

Trận mưa hiếm hoi xảy ra chỉ sau vài tuần khu vực ghi nhận tình trạng băng tan nghiêm trọng từ cuối tháng 7. Có ngày, tới tận hơn 8 tỷ tấn băng bề mặt biến mất. Những hiện tượng này khiến giới khoa học quan ngại, tình trạng ấm lên toàn cầu đang khiến tốc độ băng tan ở Bắc Cực tăng lên, từ đó mực nước biển trên thế giới cũng tăng không kiểm soát.

Laurence C. Smith – một nhà khoa học khí hậu và giáo sư tại Đại học Brown vô cùng choáng váng khi biết lượng mưa ở đỉnh Greenland. Ông cũng nhấn mạnh, điều này “báo trước một tương lai băng tan lớn hơn, khuếch đại sự tan chảy của Greenland cũng như góp vào sự gia tăng mực nước biển toàn cầu”.

Một nhà khoa học nghiên cứu tại NSIDC - Julienne Stroeve lo ngại, mưa tại trạm đỉnh Greenland rất có thể là dấu hiệu cho thấy, Bắc Cực đang tan chảy nhanh gấp 3 lần những nơi khác trên hành tinh. “Sự chuyển đổi lượng mưa thay thế tuyết ở Bắc Cực được dự đoán sẽ xảy ra so với các dự báo trước đó sớm hơn vài thập kỷ”, bà cho biết.

lan-dau-tien-7-ty-tan-nuoc-mua-roi-xuong-greenland-thay-vi-tuyet-2
Greenland là nơi chứa lượng băng lớn nhất ở bắc bán cầu

Được biết, Greenland là nơi chứa lượng băng lớn nhất ở bắc bán cầu. Chỉ tính riêng năm 2019, nơi này đã mất hơn 530 tỷ tấn băng. Duy nhất trong 2 ngày hồi tháng trước, lượng băng tan ở Greenland đủ để bao phủ 10cm nước toàn bộ diện tích bề mặt của Florida.

Năm 2019, một nghiên cứu dự đoán, mực nước biển dâng cao đang đe dọa hàng trăm triệu người ở bờ biển trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, các thành phố của Mỹ như New Orleans và Miami có thể bị nước biển ‘nhấn chìm’ vào năm 2100.

Đặc biệt, lượng mưa thay thế tuyết không chỉ khiến nước biển dâng cao mà còn có thể đe dọa sự sống của nhiều loài động vật hoang dã. Cụ thể, các loài động vật như tuần lộc và chuột xạ hương do không thể phá vỡ các lớp băng hình thành khi mưa rơi xuống và đóng băng lại nên việc tìm kiếm thức ăn sẽ càng khó khăn hơn.

Xem thêm: Bí ẩn vụ khinh khí cầu ma ở Mỹ: Hơn 70 năm vẫn không một lời giải đáp

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận