Học theo Thành Cát Tư Hãn, 5 vạn quân Nhật bị chết đói vì lý do không ngờ
Dù áp dụng lại y nguyên cách làm của Thành Cát Tư Hãn năm xưa nhưng quân đội Nhật Bản trong Thế chiến II lại nhận kết cục đau đớn. Vậy nguyên nhân do đâu?
Nhắc đến cái tên Thành Cát Tư Hãn đủ khiến cho nhiều người khiếp sợ bởi sự tàn bạo trong hành trình thảo phạt các khu vực lân cận. Một trong những hành động minh chứng cho sự tàn bạo khủng khiếp của Thành Cát Tư Hãn chính là hành động tàn sát, cướp bóc trong quá trình xâm lược.
Theo Sohu, Thành Cát Tư Hãn cho quân lính mặc sức cướp bóc. Trong hành trình công thành cướp trại, vó ngựa quân Nguyên Mông đi đến đâu là tiến hành cướp bóc, vơ vét của cải sạch sẽ đến đó. Những thành trì, thôn xóm khi chúng đi qua đều trở nên hoang tàn, kiệt quệ.
Đây chính là cách mà Thành Cát Tư Hãn áp dụng để binh lính dưới trướng không bị đói nhưng cũng khiến người dân nơi vó ngựa quét qua đều sợ hãi, khiếp đảm. Nhờ cách làm tàn bạo này, Thành Cát Tư Hãn không chỉ giúp cho quân đội có lương thực mà còn bảo tồn sức chiến đấu của binh lính.
Đặc biệt, khi binh lính gấp rút lên đường còn mang theo được một lượng lớn lương thực chất trên lưng ngựa, có thể sử dụng nhiều ngày trong đoạn đường dài. Trong thế chiến thứ II, quân đội Nhật Bản từng có giai đoạn học theo Thành Cát Tư Hãn và áp dụng luôn cách làm này của ông để tiết kiệm lương thực. Tuy nhiên, cách làm này lại phản tác dụng, khiến 5 vạn trên tổng số 15 vạn quân Nhật phải bỏ mạng vì... đói.
Cụ thể, trong thời kỳ Thế chiến thứ II, chiến trường quân đội Nhật trải khắp thế giới. Tuy nhiên, phần lớn quân đội đều phải chờ đợi rất lâu mới có thể nhận được tiếp tế bởi con đường vận chuyển hàng hóa quá xa xôi, chưa kể nguy cơ bị đối thủ chặn đường thu giữ cũng rất cao.
Giai đoạn sau của Thế chiến thứ II, quân đội Nhật Bản đối mặt với vô vàn khó khăn tại chiến trường Thái Bình Dương. Sau khi vượt qua 700km đường bộ, quân đội nước này cũng có thể đặt chân tới vùng đất Imphal, Ấn Độ nhưng lương thực đã cạn kiệt.
Để quân đội không bị đói, quân Nhật quyết định học theo cách làm của Thành Cát Tư Hãn năm xưa, quân đội đi đến đâu là vơ vét, cướp bóc của cải đến đó. Sau khi cướp được khối lượng lớn lương thực, quân đội Nhật cho sử dụng sức động vật như ngựa, voi để vận chuyển đi nhằm tích trữ dùng dần.
Tuy nhiên, mới đi được nửa đường, quân Nhật bị quân đội Anh đóng tại Ấn Độ phát hiện. Quân đội Anh nhanh chóng điều động một lượng lớn máy bay đến oanh tạc nhóm quân này. Nghe tiếng bom nổ, những con vật đang kéo lương thực bên Nhật bị dọa sợ, mặc sức tháo chạy và kéo luôn cả số lương thực đi.
Không còn lương thực, 5 vạn quân Nhật chết đói, 10 vạn còn lại khi đến Imphal cũng “rụng” mất 3 vạn quân vì không quen khí hậu. Có thể thấy, cùng một cách làm nhưng quân Nhật phải chịu thất bại thảm hại và nguyên nhân đầu tiên khiến quân đội nước này phải rút lui ngay lần tiến công đầu tiên vào Ấn Độ chính là khí hậu và môi trường cùng vấn đề hậu cần còn yếu kém.
Trong tình hình này, nếu quân Nhật không lui binh thì tổn thất có thể sẽ khủng khiếp hơn nhiều. Sự thất bại ngay khi mở đầu này đã giáng một đòn chí mạng vào sự tự tin của quân đội Nhật thời bấy giờ.
Vậy mới nói, hậu cần đóng vai trò vô cùng quan trọng khi quân đội lâm trận. Đây cũng là lý do mà nhiều quốc gia ngày càng coi trọng, đầu tư xây dựng hệ thống hậu cần hiệu quả, hoạt động năng suất.
Xem thêm: Những lời đồn kỳ quái xung quanh cái chết đầy bí ẩn của Thành Cát Tư Hãn
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận