Giai thoại ly kỳ về hoàng hậu đầu tiên của nước Việt - người góp công giúp Lý Bí dựng nghiệp đế vương

Trở thành vợ của Lý Bí, Đỗ Thị Khương giúp chồng rất nhiều trong việc chiêu binh mãi mã, xây dựng đồn lũy và lập căn cứ chống quân Lương. Không chỉ vậy, nàng còn mang nghề trồng dây chăn tằm, ươm tơ dệt vải dạy cho người dân quê chồng ở Cổ Trai.

Thùy Nguyễn
17:00 14/09/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lý Nam Đế là người Việt đầu tiên xưng đế trong lịch sử Việt Nam, đặt nền móng xây dựng chính quyền và quản lý đất nước. Câu chuyện xoay quanh mối tình đầu của ông cũng được hậu thế thường xuyên nhắc tới. Theo các giai thoại dân gian, người vợ đầu tiên của Lý Nam Đến là bà Đỗ Thị Khương, quê ở trang An Để, còn gọi là hương Màn Để (thời phong kiến là làng An Để, châu Hoàng, phủ Kiến Xương, xứ Sơn Nam Hạ, nay là thôn Hữu Lộc, xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, Thái Bình).

Tài sắc vẹn toàn

Theo truyền tích, ở trang An Để có gia đình ông Đỗ Công Cần và bà Đào Thị Hoan vốn làm thuốc chữa bệnh, ăn ở hiền lành được dân làng yêu mến. Tuy nhiên, tuổi đã cao nhưng ông bà chưa có một mụn con, thường đi khẩn cầu khắp nơi. Sau một lần đi lễ chùa Hương Tích, về bà nằm mộng thấy một cụ già tướng mạo phúc hậu đến trao cho một chiếc gương tứ diện.

Sau đó, bà Đào Thị Hoan thụ thai, đến mùa đông năm Đinh Sửu, ngày 10 tháng 11 thì sinh hạ một người con gái bụ bẫm đặt tên là là Đỗ Thị Khương, thường gọi là Khương Nương (nàng Khương).

hoang-hau-dau-tien-cua-viet-nam-cung-giai-thoai-tinh-yeu-voi-ly-nam-de-1

Từ nhỏ nàng Khương đã thông minh, ngoan ngoãn lại chăm chỉ, càng lớn càng trổ mã xinh đẹp. Năm 16 tuổi, nàng nổi tiếng khắp vùng về nhan sắc tuyệt trần. Một lần cưỡi ngựa đi trên cánh đồng, Lý Bí bỗng thấy ánh hào quang rực sáng, theo đó là tiếng người con gái vừa cắt cỏ vừa hát: “Tay cầm bán nguyệt giật vào/Muôn ngàn hoa thảo biết vào tay ai”. Sau đó, Lý Bí nhanh chóng mang lễ vật đến hỏi cưới Đỗ Thị Khương về làm vợ, phong làm Đệ nhất phu nhân.

Một giai thoại khác kể lại, một lần Lý Bí đi về một đồn trại ở Tây Để (nay là Hữu Lộc thuộc xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, Thái Bình) thì thấy một ánh hào quang dưới cánh đồng sau đồn trại. Khi sai vệ sĩ đến chỉ thấy một cô gái xinh đẹp đang cắt cỏ thì hỏi: “Cô gái kia, sao chủ tướng ta tới đây mà cô không đến làm lễ cho đúng đạo trên dưới”. Nàng Khương thấy vậy liền chỉ tay xuống bờ ruộng mà nói: “Tôi còn đang bận diệt giặc cỏ, be bờ để giữ nước, các anh không thấy sao?”

Lấy làm lạ, Lý Bí lại gần hỏi: “Nàng đang làm gì mà trên tay cầm gì vậy?” Nàng Khương nhẹ nhàng đáp lại bằng lời nói thánh thót như thơ: “Tay cầm bán nguyệt thênh thanh. Em đang giữ nước sửa sang cõi bờ”. Trở về, Lý Bí cho người sắm sửa lễ vật để cầu hôn với cô gái xinh đẹp và thông minh ấy.

Vị hoàng hậu đầu tiên của Việt Nam

Trở thành vợ của Lý Bí, Đỗ Thị Khương đã giúp chồng rất nhiều trong việc chiêu binh mãi mã, xây dựng đồn lũy và lập căn cứ chống quân Lương. Không những thế, bà còn mang nghề trông dây chăn tằm, ươm tơ dệt vải để truyền dạy cho người dân quê chồng ở Cổ Trại. Chính vì thế, sau này người làng Cổ Trai đã dựng đền, lập miếu thờ phụng Lý Nam Đế và Hoàng hậu Đỗ Thị Khương.

hoang-hau-dau-tien-cua-viet-nam-cung-giai-thoai-tinh-yeu-voi-ly-nam-de-3

Theo chính sử ghi chép rằng, vào ngày 10 tháng 3 năm Nhâm Tuất (542), Lý Bí chính thức phát động cuộc khởi nghĩa khiến Thứ sử Tiêu Tư khiếp sợ kéo chạy về phương Bắc. Chỉ sau 3 tháng, đất nước sạch bóng quân thù. Sau đó, Lý Bí tiếp tục chỉ huy đánh bại cuộc tấn công của quân Lương tháng 12 năm Nhâm Tuất (542); sau tướng Phạm Tu đánh tan quân Lâm Ấp đang nhòm ngó biên cương nước ta hồi tháng 4 năm Qúy Hợi (543). Tháng giêng năm Giáp Tý (544) Lý Bí chính thức lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, lấy niên hiệu là Thiên Đức, đóng đô ở thành Long Biên. Sau đó, Lý Bí cho người đón Đỗ Thị Khương về Long Biên, phong làm Hoàng hậu, hiệu là Linh Nhân và trở thành Hoàng hậu đầu tiên của nước ta.

Ở trong cung được 4 năm thì cha lâm bệnh qua đời, Hoàng hậu Đỗ Thị Khương xin vua về quê chịu tang. Tang lễ vừa xong, thân mẫu của bà vì quá đau buồn cũng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Hoàng hậu Đỗ Thị Khương viết biểu tâu vua cho phép ở lại quê chịu tang cha mẹ và được chấp thuận.

hoang-hau-dau-tien-cua-viet-nam-cung-giai-thoai-tinh-yeu-voi-ly-nam-de-2

Tuy nhiên, chính thời điểm đó nước nhà lại xảy ra sóng gió. Trần Bá Tiên cầm đầu quân Lương kéo sang nước ta “báo thù”. Thế giặc quá mạnh, cuối năm Bính Dần (546), Lý Nam Đế rút về động Khuất Lão (nay thuộc làng Đào Xá, huyện Tam Nông, Phú Thọ), ủy thác việc chống giặc cho tướng Triệu Quang Phục. Chưa đến hai năm sau, Lý Nam Đế nhiễm cảm mạo rồi qua đời ngày 9 tháng 3 năm Mậu Thìn (548).

Nghe tin dữ, Hoàng hậu Đỗ Thị Khương đau lòng khóc thảm thiết. Bà tự mình đến động Khuất Lão viếng mộ chồng, chỉ mang theo 6 thị tì thân tín. Đến động Khuất Lão vào ngày 16 tháng 2 Kỷ Tị (549), bà cùng các bô lão, dân chúng dâng hương làm lễ.

Vừa làm lễ xong, trời đất đổi màu, mây đen phủ kín, sấm chớp vang trời. Đến khi trời quang mây tạnh, Hoàng hậu bỗng dưng biến mất, bên cạnh mộ của Lý Nam Đế có thêm một gò đất lớn. Ai cũng hoảng sợ, biết rằng Hoàng hậu Đỗ Thị Khương đã “hóa”.

Sau này, Hoàng hậu Đỗ Thị Khương được các triều đại ban sắc phong là Phúc thần thượng đẳng, mới mục đích tri ân đến vị hoàng đế và hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử nước nhà.

Xem thêm: Nữ Trạng nguyên duy nhất của Việt Nam: Giả trai đi thi và giai thoại tình yêu với Mạc đế

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận