Đức Ông được thờ trong chùa là ai?

Đức Ông hay Đức Chúa Ông là một trong những vị Thần được thờ phụng tại hầu hết các đền chùa. Khi vào chùa dâng lễ, người Phật tử đầu tiên phải đặt lễ và thắp hương tại ban thờ Đức Ông.

Thùy Nguyễn
06:00 27/12/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo ghi chép của sách Phật giáo, Đức Ông có hiệu là Cấp Cô Độc (Anathapindika). Ngài chu cấp cho tất cả những người cô đơn, bệnh tật và nghèo khổ.

Vốn là một người vô cùng giàu có và mộ đạo, Ngài đã bỏ ra một lượng tài sản khổng lồ để dát vàng kín mặt vườn của mặt vườn của Thái Tử Kỳ Đà nước Vệ Xá. Đức Ông còn cúng dường cho Đức Phật và tăng đoàn tới thuyết giáp. Ngài được coi là thí chủ lớn nhất và rộng rãi nhất từ trước tới nay. 

Đức Ông có công năng thấy hết mọi kho tàng và tài bảo trên thế gian. Ngài không cầu cũng có, phong túc không ai bằng. Tài bảo đó cúng dường Tam Bảo, bố thí cho kẻ cùng khốn, nên ở Ngài đầy đủ hạnh Phổ Hiền, đức Từ Bi.

Đức Ông còn nổi tiếng là một người có tấm lòng quảng đại. Ngài luôn làm nhiều việc tốt, giúp đỡ người nghèo khổ, khó khăn. Đặc biệt, Ngài còn giúp cô nhi quả phụ, tích đức vô số, có lòng trung thành hướng Phật, hết lòng với Phật Giáo, có thể làm bất kỳ việc gì có thể phục vụ cho đạo Phật. 

duc-ong-duoc-tho-trong-chua-la-ai-3

Thông qua Đức Phật, chúng sinh không chỉ hiểu hơn về những điển tích cổ nhà Phật mà còn khắc ghi sâu sắc phẩm chất tốt đẹp, sự chân thành, hướng thiện và các hoạt động từ thiện. 

Thần phù hộ cho trẻ em

Do làm việc thiện, ủng hộ Phật pháp, dù không phải là Phật nhưng Đức Ông vẫn được thờ tại hầu hết các ngôi chùa. Ngài được tôn làm Long Thần hộ pháp, là vị thần trông coi, bảo vệ chùa. Dần dần, người ta quên nguồn gốc thực của Đức Ông, chỉ nhớ Ngài là vị thần canh giữ cửa canh chùa. 

Không chỉ là thần canh giữ cửa chùa, Đức Ông còn là thần phù hộ cho trẻ em. Tương truyền lúc sinh thời, Ngài thường xuyên cưu mang mẹ góa con côi. Do đó, dân gian truyền nhau, những đứa trẻ quấy khóc khó nuôi, sức khỏe yếu sẽ được cha mẹ bán khoán vào chùa cửa Đức Ông. 

Việc này xuất phát từ mong muốn đứa trẻ sẽ lớn lên khỏe mạnh, nhận được phúc đức của Đức Ông, được Ngài bảo vệ và chở che. Quyết định bán con vào cửa chùa giúp đứa trẻ ngoan ngoãn, lành tính hơn, không còn ngỗ ngược, nghịch ngợm nữa. 

duc-ong-duoc-tho-trong-chua-la-ai-2

Thông thường, con trai sẽ được bán nhiều vào cửa Đức Ông. Hầu hết những chùa Phật giáo hiện nay đều có tục nhận đệ tử cho Đức Ông. Làm đệ tử của Ngài sẽ đến chùa nghe phổ độ chúng sinh, tụng kinh niệm phật. Đệ tử nghe theo những điều Đức Ông dạy, trở thành người hoàn hảo và có ích hơn cho xã hội.

Khi mãn hạn bán khoán, gia đình có thể làm lễ chuộc con về hoặc tiếp tục bán vào chùa thêm thời gian tùy chọn. 

Những vị Hộ Pháp trong Phật giáo

Đức Ông là nhân vật có công lớn với Phật Pháp. Ngài ở hàng cư sĩ mà hộ trì chính pháp, trọn vẹn hạnh Từ, Bi, Hỷ, Xả, tế độ quần sinh. Vì vậy, ban Đức Ông được đặt bên tay trái của ban Tam Bảo, còn tay phải là ban Thánh Hiền. Việc sắp xếp này với ngụ ý rằng hoằng pháp là tu sĩ, hộ pháp là hàng cư sĩ tại gia. 

Khi vào chùa dâng lễ, người Phật tử đầu tiên phải đặt lễ và thắp hương tại ban thờ Đức Ông. Có thể thấy, Đức Ông là vị thần được tôn xưng trong Phật giáo. Những điều Đức Phật khuyên Đức Ông cũng là lời Phật dạy về tiền tài, cách làm ăn và thái độ đối với tài sản. 

Theo đó, tiền không hề xấu. Cốt lõi là tiền phải được làm ra chân chính và được dùng với mục đích chân chính.

Xem thêm: Chiếc khăn tay của Đức Phật và bài học thấm thía về cách ứng xử trong cuộc sống

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận