Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về lối sống ăn bám

Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về lối sống ăn bám giúp học sinh hiểu hơn về vấn đề, biết cách làm khi gặp đề bài tương tự.

Thùy Nguyễn
17:00 14/02/2022 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lối sống ăn bám chỉ những người không chịu lao động hay làm việc mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, muốn hưởng thụ thành quả mà người khác mang lại cho mình. Đây là lối sống lệch lạc, tiêu cực nên bài trừ khỏi xã hội.

Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về lối sống ăn bám

Mở đoạn

Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận xã hội: Lối sống ăn bám.

Tùy theo khả năng của mình, học sinh có thể dẫn dắt trực tiếp hoặc gián tiếp.

Thân đoạn

Giải thích khái niệm

dan-y-doan-van-nghi-luan-xa-hoi-200-chu-ve-loi-song-an-bam-3

Lối sống ăn bám chỉ những người không chịu lao động hay làm việc mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, muốn hưởng thụ thành quả mà người khác mang lại cho mình. Đây là lối sống lệch lạc, tiêu cực nên bài trừ khỏi xã hội.

Phân tích vấn đề

Biểu hiện của lối sống ăn bám
  • Không chịu làm việc, lao động và kiếm tiền; chỉ mải mê chơi bời, chìm đắm vào thú vui riêng của bản thân. 

  • Ngửa tay xin tiền người khác, dùng tiền của người khác để phục vụ cho cuộc sống và sở thích của mình.  

  • Không có kế hoạch, mục tiêu cho cuộc đời; người có lối sống ăn bám là người sống phụ thuộc vào người khác.  

Tác hại của vấn đề
  • Khiến bản thân phụ thuộc vào người khác, không tự làm chủ được lối sống của mình.

  • Khiến bản thân nảy sinh thêm nhiều tính xấu khác như: ích kỷ, hẹp hòi, tìm đến trộm cắp, cướp giật để lấy tiền. 

  • Người sống ăn bám bị mọi người coi thường, khinh bỉ, không được tin tưởng và dần dần sẽ bị đào thải.  

Chứng minh vấn đề

dan-y-doan-van-nghi-luan-xa-hoi-200-chu-ve-loi-song-an-bam-2

Học sinh tự lấy dẫn chứng cho vào đoạn văn của mình. Nên chọn những dẫn chứng tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết tới. 

Phản biện

Bên cạnh những người có lối sống ăn bám, hiện nay vẫn có nhiều người sống có lý tưởng, ý chí, có mục tiêu và cố gắng hết mình để đạt được điều đó. Cũng có những người sống tự lập, có kế hoạch và định hướng cuộc đời, tự mình làm việc để đạt được cuộc sống mơ ước. Những người này đáng được tuyên dương và học hỏi.  

Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề nghị luận xã hội: lối sống ăn bám. Rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Bài mẫu đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về lối sống ăn bám

dan-y-doan-van-nghi-luan-xa-hoi-200-chu-ve-loi-song-an-bam-jpg

Đi ngược với thành ngữ “tự lực cánh sinh” chính là lối sống ăn bám vô cùng phổ biến hiện nay. Lối sống ăn bám chỉ những người không chịu lao động hay làm việc mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, muốn hưởng thụ thành quả mà người khác mang lại cho mình. Những người có lối sống ăn bám thường không chịu làm việc, lao động và kiếm tiền; chỉ mải mê chơi bời, chìm đắm vào thú vui riêng của bản thân. Những người này suốt ngày chỉ biết ngửa tay xin tiền người khác, dùng tiền của người khác để phục vụ cho cuộc sống và sở thích của mình. Họ cũng không có kế hoạch, mục tiêu cho cuộc đời, sống phụ thuộc vào người khác. Lối sống này chủ yếu xuất hiện trong gia đình bởi họ có người thân đùm bọc, che chở. Lợi dụng tình thân, nhiều người tự cho mình cái quyền “không làm mà vẫn có ăn”, không chịu học tập, làm việc, rèn luyện và phấn đấu. Lối sống ăn bám khiến bản thân phụ thuộc vào người khác, không tự làm chủ được lối sống của mình; từ đó nảy sinh nhiều tính xấu khác như: ích kỷ, hẹp hòi, tìm đến trộm cắp, cướp giật để lấy tiền. Người sống ăn bám bị mọi người coi thường, khinh bỉ, không được tin tưởng và dần dần sẽ bị đào thải khỏi xã hội. Lối sống này cũng sẽ là mầm mống cho nhiều tệ nạn xã hội như nghiện hút, trộm cắp,… Mỗi người cần tránh xa lối sống ăn bám bằng cách tự nhận thức giá trị của bản thân, luôn cố gắng và nỗ lực không ngừng để xây dựng cuộc sống riêng mình.

Xem thêm: Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng nói tục của giới trẻ

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận