Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng vô cảm của con người hiện nay
Hiện tượng vô cảm của con người ngày nay vô cùng đáng sợ, thậm chí còn trở thành một "căn bệnh" nan y khó lòng cứu chữa.
Dân tộc ta vốn nổi tiếng với truyền thống lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận không nhỏ người có lối sống vô cảm. Hiện tượng vô cảm là cách người ta sống không hề có bất kỳ cảm xúc gì với chuyện của người khác, dù buồn hay vui họ cũng thờ ơ, không thèm quan tâm đến.
Để hiểu hơn về vấn đề này, dưới đây là dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng vô cảm học sinh có thể tham khảo.
Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng vô cảm
Mở đoạn
Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận xã hội: Hiện tượng vô cảm.
Tùy vào khả năng của mình mà học sinh có thể dẫn dắt trực tiếp hoặc gián tiếp.
Thân đoạn
Giải thích khái niệm
Hiện tượng vô cảm là thái độ thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm, không quan tâm tới mọi người và mọi vật xung quanh. Người vô cảm sẽ không rung cảm trước nỗi đau, bất hạnh của con người, của đồng loại. Họ sống ích kỷ, hẹp hòi và lạnh lùng trong mọi trường hợp.
Phân tích vấn đề
Biểu hiện của người sống vô cảm
-
Lúc nào cũng chỉ biết đến bản thân, thờ ơ với mọi người và mọi thứ xung quanh.
-
Khó rung động trước hoàn cảnh của người khác, không biết giúp đỡ mọi người và thường sống với thái độ thờ ơ, dửng dưng.
-
Họ sống rời xa tập thể, sống tách biệt với mọi người.
Tác hại của hiện tượng sống vô cảm
-
Người sống vô cảm không có sự gắn kết với mọi người, dần sẽ cảm thấy cô độc.
-
Khi gặp khó khăn sẽ không có ai giúp đỡ, bị mọi người xa lánh, xã hội phê phán.
-
Người sống vô cảm sẽ nảy sinh thêm nhiều tính xấu khác như: Hẹp hòi, ích kỷ, nhỏ nhen…
Chứng minh vấn đề
Học sinh có thể tự lấy những dẫn chứng để cho vào đoạn văn của mình. Nên chọn những dẫn chứng tiêu biểu, được nhiều người biết tới.
Phản đề
Trong xã hội hiện nay, vẫn có những người sống nhân hậu, tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với mọi người; biết giúp đỡ những số phận bất hạnh. Họ là những người đáng được tuyên dương, học tập, là tấm gương sáng để người khác noi theo.
Kết đoạn
Khái quát lại vấn đề nghị luận xã hội: Hiện tượng vô cảm. Rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Bài mẫu đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng vô cảm
Dân tộc ta vốn nổi tiếng với truyền thống lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận không nhỏ người có lối sống vô cảm. Chính sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế là tác nhân chính khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Hiện tượng vô cảm là thái độ thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm, không quan tâm tới mọi người và mọi vật xung quanh. Người vô cảm sẽ không rung cảm trước nỗi đau, bất hạnh của con người, của đồng loại. Họ sống ích kỷ, hẹp hòi và lạnh lùng trong mọi trường hợp. Một khi đã tồn tại trong người, căn bệnh vô cảm sẽ ngày càng lan rộng, bám rễ không chịu buông. Những người con xa nhà lâu ngày, mải mê làm ăn tới nỗi quên gọi điện cho cha mẹ; anh em ghen tị với nhau, mặc kệ nhau khi khó khăn hoạn nạn; con người thờ ơ trước những số phận khó khăn ngoài xã hội… Người sống vô cảm không có sự gắn kết với mọi người, dần sẽ cảm thấy cô độc. Khi gặp khó khăn, sẽ không có ai giúp đỡ họ bởi những người này đã bị mọi người xa lánh, xã hội phê phán. Chưa dừng lại ở đó, người sống vô cảm sẽ nảy sinh thêm nhiều tính xấu khác như: Hẹp hòi, ích kỷ, nhỏ nhen… Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, vẫn có những người sống nhân hậu, tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với mọi người; biết giúp đỡ những số phận bất hạnh. Họ là những người đáng được tuyên dương, học tập, là tấm gương sáng để người khác noi theo. Để cuộc sống ngày càng tươi đẹp, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức suy nghĩ, hành động của bản thân. Nên nhớ, khi yêu thương và sẻ chia, chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.
Xem thêm: Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng nói tục của giới trẻ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận