Tháng 7 cô hồn theo quan điểm nhà Phật

Trong tháng 7 Âm lịch hàng năm thì ngoài lễ cúng Cô hồn còn có lễ Vu lan. Lễ Vu lan hay còn gọi là Lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

Hoài Lương
04:00 08/08/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Quan điểm nhà Phật không có tháng cô hồn

Lễ Vu lan gắn với tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật, là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Theo lời Phật dạy, các phật tử muốn báo hiếu cha mẹ thì cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.

Nói về tháng cô hồn Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ trên báo Lao động: Không có tháng nào gọi là tháng cô hồn trong kinh điển của Phật giáo.

phat-giao-khong-co-quan-niem-thang-co-hon-vao-thang-7-01
HT. Thích Bảo Nghiêm cho rằng không có tháng nào gọi là tháng cô hồn trong kinh điển của Phật giáo. Tháng 7 được xem là tháng báo hiếu của nhà Phật

Nói thêm về việc khi cúng Rằm tháng 7 Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng đó là để tri ân, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ, trên tinh thần của phật giáo là yêu thương muôn loài, nên khi cúng người ta cúng cả cho những cô hồn mồ mả, không con cháu hương hoả.

Trong Phật giáo, linh hồn của ông bà, cha mẹ, tổ tiên mà chưa siêu thoát, vẫn đang bị đoạ ở những chốn khổ đau thì được coi là cô hồn. Nên khi cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ thế nào thì cúng cô hồn cũng phải trang nghiêm như thế.

“Đây là một tập tục đẹp của dân tộc ta trên tinh thần của Phật giáo, khoảng 30 năm về trước không có ai gọi tháng 7 âm là tháng cô hồn cả”, Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm chia sẻ.

Theo quan điểm của Phật giáo, hoà thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng tập tục kiêng mua bán, kiêng hội hè, kiêng đi lại, kiêng đủ thứ trong tháng cô hồn là không đúng. Tháng 7 âm trong Phật giáo được coi là tháng tốt, mọi việc buôn bán vẫn diễn ra bình thường, không phải kiêng kị.

Đồng quan điểm này, Hòa thượng Thích Thanh Nhã (Ủy viên thường trực HĐTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Trấn Quốc) chia sẻ trên Vietnamnet như sau: đạo Phật không tin có tháng cô hồn và trong tháng 7 âm lịch mọi người không phải kiêng những điều như dân gian lan truyền.

Hòa thượng Thích Thanh Nhã cũng nói thêm rằng: Tháng bảy âm lịch người dân không phải kiêng những điều như quan niệm dân gian vẫn đồn. Nhà Phật dạy con người không sát sinh vào ngày rằm, mồng một, không làm điều trái, sống có phúc đức.

Nếu làm được như vậy, ai cũng được điều lành, điều tốt, tâm lý bình an. Những ngày xấu, ngày tốt là do quan niệm, chứ đạo Phật không dạy con người kiêng kị trong tháng Bảy.

phat-giao-khong-co-quan-niem-thang-co-hon-vao-thang-7-02
Đạo Phật không có quan niệm tháng nào là tháng xui, tháng an. Đây là tháng để con cái báo hiếu cha mẹ, ông bà, cả những người còn sống hay đã khuất.

Đạo Phật khuyên rằng, ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày, tháng nào xấu. Ngày xấu hay ngày tốt đều do quan niệm mà ra.

Trong mỗi người bao giờ cũng có những phước đức, nếu có tâm, tích phước thì ma quỷ cũng phải sợ. Thay vì những kiêng kị không có cơ sở, mọi người nên làm điều thiện, tích đức trong tháng 7 này.

Thượng tọa Thích Thanh Huân (trụ trì chùa Pháp Vân) cũng có nói trên báo Dân trí: Đạo Phật không có quan niệm tháng nào là tháng xui, tháng an. Đây là tháng để con cái báo hiếu cha mẹ, ông bà, cả những người còn sống hay đã khuất.

“Trong mỗi con người đều có phước đức, nếu tích phước, làm việc thiện, luôn hướng tới những điều tốt đẹp thì không sợ bao giờ phải sợ ma quỷ. Ngược lại làm điều xấu, thì chắc chắn sẽ gặp những điều không may mắn”, Thượng tọa Huân chia sẻ với báo Dân trí.

Nguồn gốc của tục cúng cô hồn

Đại đức Thích Nhật Thiện, ban trụ trì chùa Giác Ngộ (quận 10, TP HCM) trả lời phỏng vấn Vnexpress cho biết, tục cúng cô hồn có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là “Phóng diệm khẩu”, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa.

Nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và nói trại đi thành "cúng cô hồn", tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái.

phat-giao-khong-co-quan-niem-thang-co-hon-vao-thang-7-03
Riêng trong tháng 7, Phật giáo nặng về ơn cha mẹ sinh thành nhất, vậy nên dân tộc ta mới có câu “cúng cả năm không bằng Rằm tháng 7”

Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm phân tích kĩ hơn khi chia sẻ với báo Lao động như sau: Từ cô hồn chỉ là một ý nhỏ trong một lễ lớn của Phật giáo. Phật giáo có 4 ơn lớn: Ơn tam bảo; ơn quốc gia xã hội; ơn cha mẹ sinh thành và thầy cô dạy bảo; ơn tất cả mọi loại chúng sinh.

Riêng trong tháng 7, Phật giáo nặng về ơn cha mẹ sinh thành nhất, vậy nên dân tộc ta mới có câu “cúng cả năm không bằng Rằm tháng 7”. Từ đó, người ta gọi tháng 7 là tiết xá tội vong nhân, vì nhờ ơn của Đức Phật mà tất cả các vong linh bị đoạ trong chốn khổ đau được tế bạt, siêu thoát.

Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, ông bà tổ tiên chúng ta kết hợp cùng với lễ đạo hiếu, mùa báo hiếu để báo hiếu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ nên tháng 7 được coi là tháng báo hiếu

Phật giáo quan niệm phải yêu thương tất cả mọi loài, kể cả những người không mồ không mả, chết không thờ tự hay còn gọi là cô hồn. Khi còn sống, ông bà, cha mẹ nếu “có tội” thì theo luật nhân quả khi xuống âm phủ cũng bị đoạ vào chốn khổ đau và cũng là những cô hồn.

Nên khi cúng cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ bao giờ người ta cũng cúng cho cả những người đó, phần là để cúng cả tổ tiên, ông bà, cha mẹ, phần là để những cô hồn khác cùng được hưởng phước lộc.

1001 điều kiêng kỵ trong tháng 7 cô hồn 2021: Tránh được nên tránh, kiêng được nên kiêng

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận