Lấy ân báo oán thì oán được cởi bỏ, lấy oán báo oán thì oán mãi chất chồng

Khi gặp một điều xấu hay ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, nhiều người thường đổ cho là do oan gia trái chủ xui khiến mà xảy ra. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu đúng về oan gia trái chủ.

Hoài Lương
06:00 26/08/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Con người đến với nhau vì ơn và oán

Kiếp trước, nếu bạn sát sinh, hại người thì một kiếp nào đó khi đủ duyên họ sẽ quay trở về để báo thù. Đó gọi là Oan Gia Trái Chủ.

Nhà Phật dạy, trong gia đình cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cháu… tất cả là có duyên rất lớn trong tiền kiếp nên mới tìm về để sống chung một nhà, chứ không phải là ngẫu nhiên. Con cháu ta cũng vậy, được đầu thai vào gia đình ta với 2 mục đích sau:

Một là báo ơn: Vì tiền kiếp nó và ta đã gặp nhau. Nhưng không nhất thiết chỉ trong quan hệ cha mẹ, con cháu… trong phạm vi gia đình, và ta đã từng cứu giúp, thương yêu nó. Hay chỉ vì một lời thề nguyện nào đó nên lần này do nhân duyên hội đủ nên liền về đầu thai vào nhà để trả lại cái ơn đó cho ta. Những đứa trẻ trường hợp này lớn lên sẽ rất ngoan hiền và hiếu thảo.

phat-day-nhan-duyen-hoi-du-se-co-on-va-oan-o-moi-nguoi-01
Trong cuộc sống, vì một mối quan hệ nào đó mà có sự gắn kết lẫn nhau để báo oán hay trả ân mà thành cha mẹ, vớ chồng, con cái...

Hai là báo oán:

Cũng như trên nhưng ở tình huống ngược lại là nó về để trả thù hay báo oán vì trước đây ta đã từng hại nó. Những đứa con này thường rất ngỗ nghịch, phá tan nhà nát cửa mà chính nó và gia đình cũng không hay biết. Nếu đã biết đạo lý này thì không nên oán trách mà phải thầm sám hối, thông cảm và dần khuyên bảo thì sự việc thường sẽ kết thúc tốt đẹp. Đức Phật dạy, oán cần phải cởi, không nên kết. Nếu lấy ân báo oán thì oán kia liền được cởi. Nếu lấy oán báo oán thì oan oan tương báo không biết kiếp nào mới xong. Không hiểu rõ đạo lý này thì thật là đáng tiếc.

Ngày nay, do không hiểu biết về đạo lý Oan gia Trái chủ này nên có nhiều người đã phá thai thì sự việc mang lại hậu quả rất lớn. Vì trong cả hai trường hợp trên, trường hợp thứ nhất là con cháu về báo ơn ta mà ta lại giết hại nó thì ân liền bị kết thành oán. Thật là thảm thương và quá oan uổng.

Trường hợp thứ hai, là nó về báo thù mà ta giết hại nó một lần nữa thì oán thù thêm chồng chất. Chúng ta hãy khuyên con cháu, bạn bè mình phải hết sức thận trọng để không phạm vào điều này. Nếu không, phiền phức sẽ rất lớn, cả đời này và có thể nhiều kiếp về sau sẽ vô cùng lao đao, lận đận với quả báo này.

Thực tế cho thấy, đôi lúc trong gia đình đông con, ta vẫn thấy có đứa rất ngoan hiền, lại có đứa rất khó bảo, đôi khi lại còn rất ngỗ nghịch, cố tình phá hoại, gây nhiều phiền não cho ta. Trường hợp phá thai, nếu đã lỡ lầm rồi thì cũng có cách hoà giải bằng cách là đoạn ác tu thiện và tu tạo nhiều công đức để hồi hướng, nhưng hiệu quả là không cao, đòi hỏi ta phải thật sự biết ăn năn sám hối và thành tâm mà làm thì mới mong có được hiệu quả. 

Hiểu rõ nguyên nhân và tìm cách hóa giải

Kinh Địa Tạng cũng có dạy những cách làm rất hay. Kể cả cách làm ngay từ khi ta biết mình mang thai em bé, sao cho biến oán thành ân, hay có thể sẽ giúp tiêu trừ nghiệp chướng cho bé. Sinh ra, đứa bé thường rất dễ nuôi, lớn lên sẽ ngoan hiền, hiếu thảo và thành người có ích. Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà-la-ni cũng nói về quả báo khốc liệt của sự phá thai và một số nguyên nhân của bệnh tật.

phat-day-nhan-duyen-hoi-du-se-co-on-va-oan-o-moi-nguoi-02
Muốn hóa giải oan gia trái chủ người đó phải tích phước, làm thiện, hồi hướng công đức cho những người mà mình đã lỡ gây ra lỗi lầm

Hiểu được đạo lý này rồi gia đình bạn sẽ càng hiểu nhau, biết thông cảm và thương yêu nhau hơn, hoá thù thành bạn, biến oán thành ân. Gia đình sẽ hoà thuận một cách rất dễ dàng. Chúng ta hãy tin, việc hiểu biết và áp dụng Phật pháp vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày sẽ mang lại lợi ích to lớn, thiết thực không thể nghĩ bàn.

Ra đường cũng vậy! Đã khi nào ta gặp một người chưa hề quen biết trừng trợn, gây gổ hay chửi mắng vô cớ chưa? Có thể đây chính là Oan Gia Trái Chủ. Gặp trường hợp này thì ta chỉ cần âm thầm niệm“A Di Đà Phật” trong tâm là có thể hoá giải. Không cần phải hơn thua, không cần phải cau có cãi lại. Cứ như vậy mà làm thì ngay trong kiếp này ta có thể sẽ trả được rất nhiều món nợ. Hãy thường quán về Nhân Quả và thầm nghĩ: “Người khác không có lỗi, lỗi là ở chính mình”.

Hơn nữa, hiểu về đạo lý Oan Gia Trái Chủ, chúng ta sẽ biết ăn năn hối cải hơn về những việc sai lầm, tội lỗi của mình, từ đó mà phát tâm sám hối. Lục Tổ có dạy rất rõ về Sám Hối trong Kinh Pháp Bảo Đàn: “Sám là sám những lỗi về trước, từ trước có những nghiệp ác do vô minh, các tội thảy đều sám, nguyện một thời tiêu diệt và không bao giờ khởi lại những niệm ấy, tội ấy. Đó gọi là sám. Hối là hối những lỗi về sau, nay đã giác ngộ nên không bao giờ phạm lại. Người phàm phu, mê muội chỉ biết sám lỗi trước mà chẳng biết hối lỗi sau. Do vì không hối nên tội trước chẳng diệt, lỗi sau lại sinh. Như vậy thì chưa gọi là sám hối được”.

Đức Phật dạy, có hai hạng người dũng mãnh: “Một là, không bao giờ phạm lỗi. Hai là có lỗi nhưng biết ăn năn và sửa chữa”. Và Đức Phật cũng đã từng tán thán hai hạng người sau: “Một là, từ sáng vào sáng. Hai là, từ tối vào sáng”.

Nhà Phật chỉ ra dấu hiệu của người kiếp trước sống hiền đức, kiếp này hưởng phúc báo đời đời

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận