Lời Phật dạy: Người nào làm được 4 điều này, cuộc sống tự khắc thuận buồm xuôi gió
Nếu bạn đang cảm thấy cuộc sống gặp quá nhiều trắc trở, hãy dành thời gian nhìn nhận lại chính bản thân, tu dưỡng mỗi ngày theo lời Phật dạy dưới đây.
Lòng hiếu thảo
Bổn phận hiếu thảo với cha mẹ là gốc rễ đạo đức của việc làm người. Chúng ta là con của cha mẹ, rồi cũng sẽ là cha mẹ của con, cuộc đời xoay vòng trong chữ hiếu và đạo hiếu.
Lời Phật dạy về lòng hiếu thảo rằng: “Này các Tỳ kheo! Những gia đình nào có con cái kính dưỡng cha mẹ thì những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với phạm thiên, được chấp nhận như ngang bằng với bậc Đạo sư, đáng được kính trọng và cúng dường”.
Để làm an lòng cha mẹ, anh em trong nhà phải sống hòa thuận, không quên tu dưỡng bản thân. Hiếu thảo với cha mẹ không cần phải cho họ ăn ngon, mua quần áo đẹp mà chỉ cần con cái biết tu thân dưỡng tâm, trưởng thành, khỏe mạnh. Con cái là tài sản vô giá của cha mẹ, chỉ cần con bình an, hạnh phúc, sống có đạo đức và đã đền đáp công ơn sinh thành và nuôi dưỡng.
Một người không hiếu thảo với cha mẹ thì sao có thể tử tế với người khác được. Sự hiếu thảo không chỉ giúp nhìn thấu nhân cách của con người mà còn là nền tảng để cơ nghiệp của gia đình được kế thừa và phát triển sau này.
Lòng hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm đạo đức của con người đối với cha mẹ, mà còn là tấm gương sáng để thế hệ con cháu sau này noi theo. Một người đối xử tốt và kính trọng bậc sinh thành chính là cách tu dưỡng đạo đức, tích phúc báo, cuộc sống sẽ luôn thuận lợi và may mắn.
Khoan dung
Đức Phật dạy: Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sinh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn. Bạn phải buông bỏ mới có được niềm vui đích thực.
Cổ nhân nói: Rộng lớn nhất thế giới là đại dương, rộng lớn hơn cả đại dương là bầu trời, rộng lớn hơn cả bầu trời chính là lòng người.
Nếu được dùng đúng chỗ và đúng lúc thì sự khoan dung còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt, bởi nó tác động rất mạnh đến nhận thức mỗi con người.
Người mà luôn khoan dung, sống độ lượng với những khuyết điểm, sai lầm của người khác thì sẽ luôn thắng được lòng người. Khiến mọi người yêu quý mà muốn được ở cạnh mình. Nhờ lòng khoan dung, chúng ta tạo nên được các mối quan hệ tốt giữa người với người.
Khoan dung với người cũng chính là khoan dung với mình, là cách giải thoát bản thân khỏi những sự giận dữ, căm tức, hận thù, tranh chấp… nhờ đó mà cân bằng được cuộc sống của mình. Người biết khoan dung chính là đang tích cho mình những phúc báo tốt lành, cuộc đời sau này sẽ luôn thuận buồm xuôi gió.
Khiêm tốn
Đức Phật từng dạy về sự khiêm tốn như sau: Nền tảng của lương thiện là khiêm tốn, khởi nguồn của tà ác chính là ngạo mạn.
Khiêm tốn là đức hạnh cao siêu mà ai cũng phải học suốt đời. Do đó, càng học cao học rộng thì càng phải khiêm tốn. Còn nếu học nhiều mà đối xử tự cao, khinh khi với mọi người xung quanh thì chỉ tự mình chuốc lấy tai họa.
Nhờ biết khiêm tốn, con người nhận ra được thiếu sót của bản thân để sửa đổi. Chỉ khi không tỏ ra kiêu căng tự mãn, người ta mới bình tĩnh lắng nghe những ý kiến của người khác để làm những điều có ích, được mọi người ủng hộ.
Người sống ở đời biết khiêm tốn mới học hỏi được nhiều điều hay, tu dưỡng phẩm chất đạo đức thanh cao, để làm gương sáng cho người khác tu tập theo. Người khiêm tốn luôn đem lại niềm an vui hạnh phúc cho nhân loại, bằng tình người trong cuộc sống với tấm lòng từ bi rộng lớn.
Người biết lắng nghe, khiêm tốn trong từng lời nói cử chỉ thì chắc chắn sẽ được người khác kính nể, yêu quý. Đó chính là tạo phúc báo cho mình. Người nói quá nhiều, lại nói những lời vô ích, tự cao tự đắc, đơm đặt bịa chuyện thì chỉ khiến người khác chán ghét, coi thường thì cũng chính là đang tạo nghiệp báo.
Khiêm tốn có thể giúp bạn trở nên thành công trên con đường sự nghiệp, làm gì cũng thuận lợi. Thế nên hãy ít đàm luận về những điều mình làm được. Làm người hãy học cách cúi đầu thì mới có thể trưởng thành.
Giữ chữ tín
Chữ tín là gốc trong mọi mối quan hệ, là đức tin của con người biết trọng lời hứa. Chính là sự tin tưởng lẫn nhau trong từng lời nói, việc làm.
Sự tin tưởng chính là cầu nối giữa người với người và cũng là nền tảng cũng như là cơ sở để con người sống chân thành với nhau.
Trọng chữ tín là một phẩm chất cao quý mà mọi người cần phải có. Để thành công chúng ta cần sống có trách nhiệm và biết giữ gìn chữ tín trong tất cả các mối quan hệ, dù là trong gia đình hay ngoài xã hội.
Chữ tín trong cuộc sống là vô cùng quan trọng, nếu biết giữ chữ tín ta sẽ được mọi người tôn trọng. Ngược lại, sẽ bị mọi người xem thường, lời nói sẽ không có giá trị. Chữ tín chính là danh dự của bản thân, giữ chữ tín cũng chính là giữ lấy sự tự trọng, tự tôn của con người. Vì vậy, chúng ta hãy biết sử dụng chữ tín đúng lúc, đúng nơi.
Thành thật, chân thành chính là cái gốc để làm người. Nó cũng chính là vũ khí sắc bén của mỗi người. Người biết giữ chữ tín luôn được người khác tin tưởng, giúp đỡ, vì thế họ dễ gặp được quý nhân trong cuộc đời, cuộc sống tự khắc thuận lợi, an yên.
Lời Phật dạy: 6 việc xấu con người phải tránh để gia đình giàu có, bình an
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận