Hướng dẫn Phật tử cách làm 8 món chay ngon tại nhà
Quan niệm của đạo Phật, thực hành đức từ bi trong đời sống từ ý nghĩ, lời nói, cho đến cách ăn uống. Dưới đây là cách làm 8 món chay tại nhà vô cùng đơn giản, quý Phật tử có thể tham khảo.
Ý nghĩa của việc ăn chay theo đạo Phật
Lời Phật dạy: "Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng. Phật tử không lý nào lại không thực hành đức từ bi trong đời sống của mình từ ý nghĩ, lời nói, cho đến cách ăn uống".
Ăn chay (trai giới) là khi con người thực hiện chế độ ăn uống bằng những loại thực vật như trái cây, rau củ quả hoặc các chế phẩm như sữa, mật ong, bơ,... Trong thực đơn ăn chay hoàn toàn không có các loại thịt, cá hoặc các chế phẩm như giò, chả, mắm, ruốc,....
Ngoài ra việc ăn chay nên sử dụng những loại thực phẩm thanh đạm, không ăn các loại gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành, hẹ, tỏi, kiệu,... vì những loại này khiến cho thân thể hôi hám, tâm dễ sinh dục vọng, sân si.
Những người theo đạo Phật thường ăn chay theo 2 kiểu, 1 là ăn chay trường, 2 là ăn chay kỳ. Chay trường là ăn chay trong một thời gian dài có thể là hết cuộc đời. Phật tử sẽ tình nguyện ăn chay, niệm Phật, không sát sinh. Còn chay kỳ là việc ăn chay định kỳ vào một số ngày trong tháng.
Vậy 10 ngày ăn chay theo quan điểm của Phật giáo là những ngày nào? Trong đạo Phật, 10 ngày ăn chay bao gồm các ngày 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 trong tháng âm lịch. Tuy nhiên cũng có những người ăn chay chỉ khoảng 2 ngày, 4 ngày, 6 ngày,... trong tháng tùy vào điều kiện của mỗi người.
Việc lựa chọn 10 ngày này để thực hiện trai giới đều có ý nghĩa riêng, cụ thể như:
Ngày mùng 1 âm lịch: ngày đạt Đạo của Định Quan Phật.
Ngày mùng 8 âm lịch: ngày đạt Đạo của Dược Sư Như Lai.
Ngày 14 âm lịch: ngày đạt Đạo của Phổ Hiền Bồ Tát.
Ngày 15 âm lịch: ngày đạt Đạo của A Di Đà Như Lai.
Ngày 18 âm lịch: ngày đạt Đạo của Quan Âm Bồ Tát.
Ngày 23 âm lịch: ngày đạt Đạo của Thế Chí Bồ Tát.
Ngày 24 âm lịch: ngày đạt Đạo của Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Ngày 28 âm lịch: ngày đạt Đạo của Tỳ Lư Đà Na Phật.
Ngày 29 âm lịch: ngày đạt Đạo của Dược Dương Bồ Tát.
Ngày 30 âm lịch: ngày đạt Đạo của Thích Ca Như Lai.
Nguyên nhân nhiều người chọn 10 ngày ăn chay trong tháng là để họ luôn nhắc nhở bản thân phải thường xuyên tu dưỡng, tránh sát sinh, mở lòng từ bi để tích đức cho mình và con cháu.
Ngoài ra, việc ăn chay 10 ngày cũng để nhắc nhở 1 tháng trôi qua rất nhanh, chúng ta cần phải sống có ý nghĩa hơn, chăm chỉ hơn trong những tháng tiếp theo. Bởi theo quan điểm của nhà Phật, mọi việc xảy ra với chúng ta đều có nhân quả báo ứng cả. Vì thế cần tránh sát sinh để thân tâm được thanh thản, tránh bệnh tật, về sau không bị vãng sanh về cõi súc sinh, địa ngục, ngạ quỷ,...
Không những vậy việc thực hành 10 ngày ăn chay còn có ý nghĩa giúp giải trừ nghiệp chướng, tăng công đức, tăng tuổi thọ, tăng thiện nghiệp và giúp cuộc sống thêm an lạc hơn.
Số ngày ăn chay trong tháng sẽ còn tùy thuộc vào lòng tin của mỗi người với đạo Phật. Phật giáo chẳng ép buộc ai làm gì. Những phật tử ăn chay đều là do tự nguyện. Tuy nhiên các tín đồ theo đạo Phật, họ đều tuân thủ rất nghiêm khắc về việc ăn chay. Một phần vì họ tin rằng việc không sát sinh, không ăn thịt động vật là một cách để giúp bản thân không vưỡng phải nghiệp sát sinh. Bởi động vật cũng giống như con người, chúng đều có linh hồn và có kiếp sống riêng. Một phần vì việc ăn chay đều rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể tránh được nhiều bệnh tật.
Cách làm 8 món chay ngon tại nhà
1. Canh đu đủ hầm nấm rơm
Nguyên liệu: Đu đủ xanh: 200 Gr, Nấm rơm: 70 Gr, Cà rốt: 50 Gr, Hạt nêm chay: 1 Muỗng canh, Muối: 1/2 Muỗng cà phê, Dầu ăn: 1 Muỗng canh.
Cách chế biến:
Đu đủ gọt vỏ, chẻ đôi, bỏ hạt, thái thành lát dày khoảng 2cm rồi cắt làm đôi. Cà rốt tỉa hoa, thái lát dày 1cm. Nấm rơm cắt sạch phần gốc, rửa sơ rồi đem ngâm nước muối loãng 15 phút khử mùi, sau đó vớt ra để ráo.
Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu thực vật đun nóng. Tiếp theo cho đu đủ vào, thêm 1/2 muỗng cà phê muối, xào khoảng 2 phút cho đu đủ chín vừa, sau đó thêm vào nồi 700ml nước rồi hầm đu đủ 20 phút.
Sau khi hầm đu đủ thì cho thêm cà rốt và nấm rơm vào nồi, hầm thêm 10 phút. Cuối cùng nêm 1 muỗng canh hạt nêm chay vào canh, khuấy đều lên rồi tắt bếp.
Dọn canh đu đủ ra ăn nóng cùng với cơm trắng. Đu đủ hầm mềm ngọt nước cùng với cà rốt và nấm rơm thơm ngon bổ dưỡng. Món canh chay thanh đạm và đẹp mắt này chắc chắn sẽ khiến cho bữa cơm gia đình bạn thêm phần hoàn chỉnh.
2. Miến xào chay
Nguyên liệu: 150g miến; 50g đậu que; 1 củ cà rốt, súp lơ; 100 g nấm rơm; 2 miếng đậu hũ; Gia vị: muối, dầu hào chay, bột nêm, ớt, hành ngò.
Cách chế biến:
Miến rửa sạch, ngâm vào nước lạnh trong 30 phút để cho mềm; Nấm rơm gọt rửa sạch, ngâm nước muối 5 phút; Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát hoặc cắt sợi; Đậu que cắt đầu đuôi, tước xơ, cắt đôi.
Đậu hũ chiên vàng, cắt dọc nhỏ; Phi hành cho thơm rồi cho cà rốt, đậu que, súp lơ vào xào qua.Tiếp theo cho nấm rơm, đậu hũ xào vừa mềm, nêm một chút muối ăn.
Khi các hỗn hợp thấm gia vị, bạn nhanh tay đổ miến đã ráo nước vào, đảo nhẹ tay để miến không bị nát và thấm gia vị. Món ăn chín tới thì cho miến ra đĩavà thưởng thức.
3. Canh chua chay
Nguyên liệu: Đậu hũ non trắng: 5 miếng; Dứa chín: ½ trái; Cà chua: 2 trái; Nấm rơm: 200gr; Me chín; Giá đỗ : 200gr; Ớt, rau thơm, gia vị.
Cách chế biến:
Đậu hủ non mỗi miếng cắt ra làm đôi; Thơm rửa sạch, sau đó bạn cắt lát mỏng theo chiều của mắt thơm; Cà chua rửa sạch rồi bạn cắt theo chiều dọc hình mùi cau; Nấm rơm rửa sạch rồi cắt ra làm 3.
Cho nước vào nồi nấu sôi rồi cho me vào nấu mềm thì vớt me ra, dầm me rồi cho lại vào nồi nước cho đủ độ chua. Tiếp theo lấy thơm, đậu hũ non, nấm rơm, rồi cho lần lượt cà chua và giá vào rồi nêm muối, đường, bột ngọt cho vừa ăn. Canh vừa sôi bạn nhắc canh xuống, cho ớt cắt nhỏ và rau thơm vào là được.
4. Chả giò chay
Nguyên liệu: Bánh tráng bía: 1 xấp; Cà rốt: 1 củ; Đậu đũa: 100g; Sắn: 1 củ; Táo: 1 trái; Bắp cải, susu, 1 chai xốt Hoisin, đường, dầu ăn.
Cách chế biến:
Cà rốt, sắn, táo, bắp cải và su su rửa sạch, gọt bỏ vỏ, sau đó thái sợi chỉ. Cho tất cả nguyên liệu vừa thái nhỏ vào tô, trộn đều với sốt Hoisin và nêm nếm chút đường vừa ăn.
Trải bánh bía ra khay, cho nhân vừa trộn vào giữa rồi gói tròn lại như gói chả giò. Làm lần lượt cho đến hết nguyên liệu.
Cho dầu ăn vào chảo, để dầu thật nóng, cho chả giò vào chiên vàng đều 2 mặt, vớt ra để ráo. Món ăn này chấm kèm nước tương, tương ớt, tương cà hoặc xốt mayonnaise tùy ý.
5. Giá xào đậu phụ
Nguyên liệu: 1-2 bìa đậu phụ, 300 g giá, hành lá, hành khô, rau mùi, muối, hạt nêm chay, tiêu, nước mắm chay, dầu thực vật.
Cách chế biến:
Rán vàng đậu phụ bằng dầu thực vật, thái khúc.
Giá nhặt bỏ rễ (nếu muốn) rửa sạch, để ráo nước. Hành lá, rau mùi, hành khô rửa sạch, thái nhỏ.
Đun nóng chảo, cho dầu ăn vào, phi thơm hành khô, cho đậu phụ vào đảo nhẹ tay. Tiếp theo cho vào chảo 2 thìa nước mắm nhỏ, nửa thìa hạt nêm, một thìa muối đảo đều.
Sau đó cho giá vào xào nhanh tay lửa lớn, đảo đêu trong khoảng từ 4-5 phút nêm nếm lại tùy khẩu vị.
Cho hành lá, mùi tàu và một ít hạt tiêu vào đảo đều, múc ra đĩa.
6. Sườn chay nấu đậu phụ
Nguyên liệu: Cà chua 1 kg, nấm rơm 100 g, nấm kim chi, nấm hương nấm mèo mỗi thứ 50 g, nấm tuyết 20 g, cải thìa 200 g, cà rốt, bắp cải tím mỗi thứ 10 g, hạt nêm chay, đường, muối.
Cách chế biến:
Rửa sạch rau củ, để ráo nước.
Cho rau củ vào hầm cho ngọt nước làm nước dùng.
Cà chua thái nhỏ, xào thơm, rồi trút nước dùng vào. Nêm hạt nêm chay để món được thơm.
Xếp các loại nấm xen kẽ rau củ, dùng chung với bún tươi.
7. Sườn chay kho đậu phụ
Nguyên liệu: Sườn chay khô 100g, Đậu hũ chiên 1 miếng, Nấm đùi gà baby 100g, Cà rốt 50g, Tiêu xanh 2 nhánh; Nước dừa tươi 1 chén; hạt nêm chay, đường, muối.
Cách chế biến:
Sườn chay khô ngâm mềm, vắt ráo, cắt làm tư. Đậu hũ chiên cắt miếng vừa ăn. Nấm đùi gà baby cắt dọc làm đôi hoặc cắt miếng dày 1cm. Cà rốt cắt miếng dày 5 ly. Tiêu xanh đập dập.
Chiên: đun nóng dầu, cho sườn vào chiên sơ, vớt ra để ráo.
Kho: Đun nóng 2ml dầu ăn, cho tiêu xanh vào phi thơm, thêm 1ml dầu diều, cho sườn chay, cà rốt và nấm đùi gà vào xào săn, đổ nước dừa vào, đun sôi, cho đậu hũ chiên vào, thêm nước ngập nguyên liệu, Nêm hạt nêm chay để món được thơm.
Cho sườn chay kho đậu hũ ra dĩa, dùng nóng với cơm, ăn kèm cơm trắng.
8. Bắp cải cuốn
Nguyên liệu: 1 cây bắp cải xanh, 1 cây bắp cải tím, 1 củ cà rốt, xì dầu 2 thìa, dấm 1 thìa, vứng rang, đầu vừng, đường.
Cách chế biến:
Tách từng là bắp cải, rửa sạch. Nạo cà rốt mỏng và dài
Đun sôi nước, cho lá bắp cải vào chần trong nửa phút. Ngâm lá cải vừa chần vào nước lạnh nửa phút.
Cắt các lá bắp cải làm 2 phần, để chồng 2 phần lên nhau rồi cuộn lại, làm lần lượt cho đến hết. Dùng cà rốt đã nạo sợi buộc cuộn bắp cải cho không bị bung ra.
Trộn xì dầu, dấm, 1 chút đường và dầu vừng trong một bát nhỏ.
Xếp các cuộn rau ra đĩa, dùng kèm với nước chấm.
Xem thêm: Điều kiện để được vãng sinh về cõi Tây phương Cực Lạc theo quan điểm nhà Phật
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận