10 nghiệp bất thiện con người phải tránh để không bị báo ứng

Theo luật Nhân quả của Phật giáo, nghiệp là nguyên nhân đưa tới quả báo. Chính vì thế, con người phải tránh 10 nghiệp bất thiện dưới đây.

Loan Nguyễn
07:40 23/06/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nghiệp theo quan điểm của đạo Phật

Nghiệp (tiếng Pali: Kamma, tiếng Phạn: Karma) có nghĩa là hành vi hay hành động.

Theo luật Nhân quả của Phật giáo, nghiệp là nguyên nhân đưa tới quả báo. Nghiệp là hành động, hoạt động, cách cư xử, tư cách, chủ yếu gồm 3 hành vi của: ý, miệng, và thân.

Trong đạo Phật, khái niệm Nghiệp dùng chỉ quy luật chung nhất về nguyên nhân và kết quả. Theo đó, mỗi tác động (nghiệp) - dưới một điều kiện nhất định - sẽ tạo thành một quả. Nghiệp là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.

Nghiệp là năng lực, là hành động từ những suy nghĩ rồi phát xuất ra lời nói có cố ý, cố tâm, được lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu ngày trở thành thói quen. Chính thói quen đó có sức mạnh chi phối làm chúng ta làm theo. Nghiệp do sự toàn quyền quyết định của chúng ta, không ai có thể ban phước, giáng họa và định đoạt, sắp đặt, mà chính ta là chủ nhân của bao điều họa phúc.

Chữ nghiệp theo nhà Phật không có nghĩa một chiều, hễ nói nghiệp thì phải là điều xấu, điều ác, cũng có xấu và cũng có tốt, nghiệp cũng có nghiệp thiện và nghiệp ác. 

Nghiệp tuy không có hình tướng cụ thể, nhưng nghiệp có khả năng chi phối làm cho con người khốn khổ và si dại vì nó. Khi gây nghiệp sẽ có báo là đền trả một cách công bằng và xứng đáng, không thiên vị, không sai lệch, không tiêu mất, một cách bình đẳng, khi hội đủ nhân duyên quả báo hoàn tự hiện ra.

0-nghiep-bat-thien-con-nguoi-phai-tranh-de-khong-bi-bao-ung-1

* Kinh Pháp Cú:

"Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu tạo nghiệp nói hay làm với tâm ô nhiễm sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe".

"Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu tạo nghiệp nói hay làm với tâm trong sạch, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình".

"Lành dữ bởi ta, ô nhiễm cũng bởi ta; làm lành bởi ta, thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay bất tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể thanh tịnh cho ai được".

* Kinh Tăng Chi tập I:

Ai nói như sau: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào nó cảm thọ quả như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời không có đời sống phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chân chính đoạn trừ. Và này, ai nói như sau: "Người này làm nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào nó cảm thọ quả báo như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống phạm hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chân chính đoạn trừ. Này các Tỷ-kheo, có những người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ấy đưa nó vào địa ngục. Có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, và nghiệp ác ấy đưa đến cảm thọ ngay trong hiện tại cho đến chút ít cũng không được thấy trong tương lai.

Hạng người như thế nào, làm nghiệp ác nhỏ mọn đưa nó vào địa ngục? - Đó là hạng người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít ỏi. Người như vậy, làm nghiệp ác nhỏ mọn đưa nó vào địa ngục.

Hạng người như thế nào làm nghiệp ác tương tự, đưa đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được trong tương lai? - Đó là hạng người thân được tu tập, giới, tâm, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy làm việc ác tương tự đưa đến cảm thọ ngay trong hiện tại.

Ví như có người bỏ một nhúm muối vào trong một chén nước nhỏ, nước trong chén nước nhỏ ấy vì nhúm muối này trở thành mặn và không uống được không? - Thưa có, bạch Thế Tôn. Vì nước trong chén nước nhỏ này ít, do nhúm muối này, nước trở thành mặn, không uống được.

Này các Tỷ-kheo, ví như có người bỏ một nhúm muối vào sông Hằng, sông Hằng ấy có vì nhúm muối này trở thành mặn và không uống được không? - Thưa không, bạch Thế Tôn. Vì khối nước sông Hằng rất lớn, khối nước ấy không vì nhúm muối này trở thành mặn và không uống được.

Như nhúm muối, sông Hằng không làm cho nước sông Hằng bị mặn không thể uống được.

(...)

Này các Tỷ-kheo, đối với các Sa-môn, Bà-la-môn thuyết như sau, chấp kiến như sau: "Phàm có cảm giác gì con người lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ không lạc, tất cả đều do nhân nghiệp quá khứ". Đối với vị ấy, ta đến và nói: "Chư Tôn giả, có thiệt chăng, chư Tôn giả có thuyết như sau, chấp kiến như sau: "Phàm có cảm giác gì... (như trên)... đều do nhân nghiệp quá khứ?" - Được Ta hỏi như vậy, họ trả lời: "Thưa phải, có như vậy". - Ta nói với họ như sau: "Như vậy, thời các Tôn giả do nhân nghiệp quá khứ sẽ trở thành người sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo v.v..." nhưng này các Tỷ-kheo, với những ai trở lại dựa vào nghiệp quá khứ và lý do viên thực, với những người ấy sẽ không có ước muốn, không có tinh tấn, không có "đây là việc phải làm" hay "đây là việc không nên làm". Như vậy sự cần thiết cần phải làm hay không cần phải làm, không được tìm thấy là chân thật, là đáng tin cậy, thời danh tư Sa-môn không thể áp dụng đúng pháp cho các ngươi được, vì các ngươi sống thất niệm và các căn không được hộ trì. Như vậy, đây là sự chỉ trích đúng pháp của Ta đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn thuyết như vậy, có chấp kiến như vậy.

10-nghiep-bat-thien-con-nguoi-phai-tranh-de-khong-bi-bao-ung-2

* Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt:

Thanh niên Subha bạch Thế Tôn: "Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, giữa loài người với nhau, khi họ là loài người, lại thấy có người liệt, có người ưu? Có người đoản thọ, có người trường thọ? Có người nhiều bệnh, có người ít bệnh? Có người đẹp sắc, có người xấu sắc, có người trí tuệ yếu kém, có người đầy đủ trí tuệ?...

Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Nghiệp phân chia các loại hữu tình, nghĩa là có liệt, có ưu. Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay đàn ông sát sanh tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy, khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục. Ở đây, khi mạng chung nếu được đi đến loài người, chỗ nào nó sinh ra, nó phải đoản mạng. Nhưng nếu có người đàn bà hay đàn ông từ bỏ sát sanh, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh. Do nghiệp ấy, khi thân hoại mạng chung, được sinh vào thiện thú, thiên giới, ở đời. Ở đây, khi mạng chung nếu nó đi đến loài người, chỗ nào nó sinh ra, nó được trường thọ...

10 nghiệp bất thiện con người nên tránh

Có 3 nghiệp căn bản là nghiệp của thân, của miệng và của ý, tùy theo tốt xấu mà tạo thành 10 nghiệp thiện và 10 nghiệp ác… Cuộc sống muôn hình vạn trạng xung quanh chúng ta đây đều là sự biểu hiện của nghiệp, là những dòng nhân quả ta đã tạo ra và phải chịu báo ứng, hoặc thiện, hoặc bất thiện. 

Dưới đây là 10 nghiệp bất thiện con người nên tránh để không phải chịu báo ứng:

Giết hại chúng sinh

Sát sinh, tàn nhẫn, tay dấy máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi.

10-nghiep-bat-thien-con-nguoi-phai-tranh-de-khong-bi-bao-ung-3

Trộm cắp tài sản

Do không đủ sống, không đủ miếng ăn mỗi ngày từ đó muốn lấy trộm những thứ của người khác như tiền, tài sản, vật chất mà chưa có sự đồng ý của người khác và là của không phải cho.

Tà dâm

Sống tà dâm với các dục lạc, dục tình với các hạng nữ nhân, chung sống trái phép với người đã có vợ hoặc chồng.

Nói dối

Lời nói cố ý không thật hoặc vì nguyên nhân quyền lợi khác mà nói không thật.

Nói lời chia rẽ

Là người nói "hai lưỡi", nghe điều gì ở chỗ này, đi đến chỗ kia nói để chia rẽ ở những người này. Làm ly gián những người hòa hợp, hay xúi giục những kẻ ly gián, ưa thích phá hoại, nói những lời đưa đến phá hoại.

Nói chuyện phù phiếm

Là nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích.

Nói lời nguyền rủa

Là người nói lời thô ác, tàn độc, khiến người khác đau khổ, khiến người khác tức giận, phẫn nộ.

Tham lam

Là tham ái, tham lam tài, tham tiền, tham địa vị, tham công danh, tham vật chất.

Ác ý

Là giận do không vừa ý một vấn đề nào đó nên sinh ra ác ý, và tìm cách hãm hại người khác bằng lời nói hay hành động. Gọi là giận quá mất khôn.

Si mê

Là đam mê quá đà làm cho bản thân không còn sang suốt trở nên ngu muội, bị che mắt, không kiểm soát được bản thân mình, dễ làm điều sai trái.  

Xem thêm: Phật dạy: 4 việc giúp phụ nữ tích đức để đời con cháu hưởng nhiều phúc báo

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận