Cúm A bị rồi có bị lại không?

Giữa thời điểm cúm A đang bùng phát mạnh mẽ trong cộng đồng như hiện nay, có rất nhiều người đặt ra thắc mắc rằng, liệu đã bị cúm A rồi có tái nhiễm không? Cùng tìm hiểu với Sống đẹp trong bài viết dưới đây nhé!

Cúm A bị rồi có bị lại không?

Giữa thời điểm cúm A đang bùng phát mạnh mẽ trong cộng đồng như hiện nay, có rất nhiều người đặt ra thắc mắc rằng, liệu đã bị cúm A rồi có tái nhiễm không? Cùng tìm hiểu với Sống đẹp trong bài viết dưới đây nhé!

Bản chất của cúm A là gì?

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh Cúm A gây ra bởi các chủng của virus Cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9.

Cúm A thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa hoặc mùa Đông - Xuân trong năm khi thời tiết mát mẻ phù hợp cho virus cúm sinh sôi.

Bệnh cúm A có thể lây truyền từ một ngày trước khi phát triển các triệu chứng đến 7 ngày sau khi bị bệnh. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ có khả năng lây nhiễm trong thời gian dài hơn. Do đó, cúm A thường dễ bùng phát thành dịch, đặc biệt là các khu vực có số người qua lại đông đúc như: khu vui chơi, trường học, chợ, ...

Khi mắc cúm A, mọi người thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường do những triệu chứng tương tự như: ho, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt xì, đau họng, sốt, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể.

Tuy nhiên, cúm A về bản chất nguy hiểm hơn nhiều so với cúm B hoặc cúm C khi xuất hiện các triệu chứng bệnh nặng như:

  • Khó thở
  • Đau đầu, mệt mỏi, đau nhức xương
  • Sưng hạch hầu họng, viêm, đau nhức vòm họng
  • Sốt cao trên 38.5 độ kéo dài
  • Tê bì chân tay
  • Buồn nôn

Hầu hết những người nhiễm bệnh có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến điều trị thuốc. Tuy nhiên, nếu không test cúm A kịp thời để phát hiện bệnh và điều trị đúng cách, bệnh nhân có nguy cơ cao bị biến chứng thành bệnh viêm phổi, suy hô hấp, suy tim,... và trường hợp cấp cứu không kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Cúm A bị rồi có bị lại không?

"Cúm A bị rồi có bị lại không?" là một trong những điều mà không ít người thắc mắc khi mùa dịch cúm A đang hoành hành tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Theo các chuyên gia sức khỏe, không giống nhiều bệnh lây khác như thủy đậu (trái rạ) hoặc quai bị, người nhiễm bệnh đã khỏi bệnh rất ít khả năng bị bệnh trở lại, đối với cúm A, người mắc bệnh sau khi được chữa khỏi vẫn có khả năng nhiễm bệnh lại.

"Cúm A bị rồi có bị lại không?" thì câu trả lời chắc chắn là có. Vậy, nguyên nhân do đâu?

Theo các bác sỹ, sau khi bị cúm A, cơ thể sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu với virus A gây bệnh, nhưng thời gian miễn dịch thường không bền và không có tác dụng bảo vệ đối với những chủng virus mới.

Do đó, nếu vừa khỏi hồi phục sau khi bị cúm A, cơ thể vẫn còn đang suy yếu rất có thể sẽ nhiễm cúm tiếp do không có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Lý do là khả năng miễn dịch của người đã nhiễm bệnh kém, khi đã khỏi bệnh, có cơ hội tiếp xúc với nguồn lây lại bị virus tấn công vẫn có khả năng mắc bệnh lại.

Cũng theo các chuyên gia y tế, một bệnh nhân có thể cùng lúc nhiễm nhiều loại bệnh cúm khác nhau cùng lúc. Sự đề kháng mới được sinh ra bởi một loại cúm này sẽ không có khả năng giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus gây bệnh cúm khác bởi về nguyên nhân, các bệnh được gây ra bởi các loại virus khác nhau.

Để đề phòng nguy cơ nhiễm virus cúm A, bạn nên xây dựng thói quen thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm bệnh; giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống tốt; mang khẩu trang y tế đến nơi có đông người như bệnh viện, siêu thị, công viên...

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần hình thành và duy trì cho bản thân một lối sống sinh hoạt lành mạnh, cân bằng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.

Trên đây là các nội dung giúp giải đáp thắc mắc "Cúm A bị rồi có bị lại không?". Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ không chủ quan trong mùa cúm A 2022 và có những biện pháp phòng tránh an toàn để đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.

Xem thêm: Tất tần tật những điều chưa biết về cúm A 2022