Bị cúm A có được tắm không?

Cúm A hiện đang bùng phát mạnh mẽ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước mặc dù thời điểm hiện tại vẫn chưa phải là 'chính mùa'. Do năm nay cúm A xuất hiện và giữa mùa nắng nóng nên một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay chính là "Bị cúm A có được tắm không?".

Thái An
13:00 28/07/2022 Thái An
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cúm A là gì?

Cúm A là một bệnh hô hấp gây nên bởi các loại virus cúm A thường xuất hiện vào thời điểm mùa đông hoặc thời điểm giao mùa.

Cúm A có thể lây truyền rất dễ lây nhiễm từ người sang người thông qua đường hô hấp. Nguyên do chủ yếu là nhiễm virus bắn ra từ người bệnh khi ho, hắt hơi, nước mũi,... 

Cúm A là bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên, đối với những người có thể trạng kém, có bệnh nền, là người già, trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai thì việc mắc cúm A có thể dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, suy thận, suy tim,... thậm chí là gây tử vong.

Để nhận biết các dấu hiệu sớm của cúm A, chúng ta có thể dựa vào các triệu chứng ban đầu như: chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì, mệt mỏi, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể,... Có thể kèm theo các dấu hiệu khác như sốt, viêm họng, đau đầu, mệt mỏi nhiều hơn.

bi-cum-a-co-duoc-tam-khong-1

Trong giai đoạn này, cúm A có thể dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh cảm cúm thông thường khác, do đó, nếu xuất hiện các biểu hiện trên tại thời điểm dịch cúm A đang bùng phát mạnh mẽ như hiện nay thì chúng ta nên sử dụng các biện pháp test cúm A để có thể chắc chắn về trạng thái sức khỏe của bản thân và có phương hướng điều trị đúng đắn.

Bởi, cúm A có thể khỏi sau khi điều trị từ 5 đến 8 ngày, tuy nhiên, đối với những người có sức khỏe không tốt và được điều trị không đúng cách thì có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: viêm tai, tiêu chảy, đau bụng, đau tức ngực, triệu chứng hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản, tim mạch gặp một số vấn đề,... Với đối tượng là trẻ nhỏ, người già, triệu chứng có thể nặng hơn và tiến triển nhanh, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Bị cúm A có được tắm không?

Thông thường, cúm A chỉ xuất hiện vào các tháng mùa đông hoặc giai đoạn giao mùa vào mùa thu. Tuy nhiên, cúm A 2022 đã xuất hiện một cách bất thường giữa thời điểm tháng 5 và bùng phát mạnh từ đầu tháng 7 khi thời tiết cả nước đều đang trong giai đoạn 'nắng đổ lửa'.

Khác với thời điểm 'chính mùa' khi thời tiết mát mẻ, khô ráo, trong những ngày tháng 7 như hiện nay, thời tiết nắng nóng khiến chúng ta phải chật vật hơn khi bị những cơn sốt cúm A hành hạ trong thời gian dài, thường là khoảng 1 tuần liên tục khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi và nhu cầu tắm rửa bị tăng cao.

Tuy nhiên, mỗi khi bị cúm nói chung và cúm A nói riêng, chúng ta thường được nhắc phải kiêng gió, kiêng nước, phòng trường hợp bị nặng thêm.

Vậy, điều này liệu có đúng? Khi bị cúm A có được tắm không?

bi-cum-a-co-duoc-tam-khong-2

Theo tư vấn của các chuyên gia về sức khỏe, lời khuyên của các cụ không hề sai, tuy nhiên nếu hỏi "Bị cúm A có được tắm không?" thì khi bị cảm cúm bạn vẫn có thể tắm được.

Tuy nhiên, việc tắm này cũng phải kèm theo những điều kiện như phải tắm với nước ấm vì hơi nóng sẽ giúp cơ thể đào thải những chất độc qua da và tắm trong khu vực kín gió để cơ thể không bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, công tác tắm rửa cũng nên diễn ra nhanh chóng để đảm bảo cơ thể không bị phong hàn.

Việc tắm nước nóng trong thời điểm bị cúm A không chỉ giúp người bệnh giữ gìn vệ sinh cho cơ thể mà còn có tác dụng giúp người bệnh thư giãn, giảm mệt mỏi, giảm đờm trong cổ họng, giảm đau mỏi cơ, loại bỏ cảm giác khó chịu ở mũi.

Ngược lại, bị cúm A tuyệt đối không được tắm nước lạnh, bởi vì sẽ khiến cơ thể hàn khí xâm nhập làm các triệu chứng bệnh nặng hơn, sốt kéo dài hơn và dễ dẫn đến xảy ra biến chứng.

Ngoài thắc mắc "Bị cúm A có được tắm không?" thì việc cần làm gì để nhanh khỏi cúm A cũng là điều được rất nhiều người quan tâm.

bi-cum-a-co-duoc-tam-khong-3

Theo các chuyên gia y tế, khi bị cúm A, bạn cần có kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý, nên chú ý đến chế độ ăn uống, tuyệt đối tránh những đồ ăn làm tăng thân nhiệt như thực phẩm chứa nhiều lipid, protein hay cay, lạnh, mặn, ngọt. Đồng thời, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước trong những ngày này để cải thiện hệ miễn dịch cũng như phòng tránh nhiễm trùng.

Vì cúm A là bệnh dễ lây nhiễm nên khi được chuẩn đoán dương tính với virus cúm A bạn cũng cần thực hiện cách ly để không lây bệnh cho người khác. Đồng thời, đảm bảo giữ vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh sạch sẽ để virus cúm A không có điều kiện được sinh sôi và làm tình trạng bệnh nặng thêm.

bi-cum-a-co-duoc-tam-khong-4

Nếu sử dụng thuốc thì cần phải hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa, đặc biệt khi người nhiễm bệnh là các đối tượng bao gồm: trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có sẵn bệnh nền,... thì cần phải đưa đi thăm tại các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị an toàn.

Trên đây là các thông tin giúp giải đáp thắc mắc "Bị cúm A có được tắm không?". Hy vọng với các thông tin này, bạn đọc sẽ biết cách chăm sóc đúng đắn cho người bệnh mắc cúm A tại nhà.

Xem thêm: Cúm A uống thuốc gì nhanh khỏi?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận