Bị cúm A có được truyền nước không?

Lo ngại sốt lâu ngày do cúm A dễ khiến cơ thể bị mất nước và bị mệt mỏi kéo dài, nhiều người có ý nghĩ mua nước muối về tự truyền tại nhà để nhanh khỏi bênh. Điều này liệu có đúng không? Khi bị cúm A có được truyền nước không?

Thái An
18:30 28/07/2022 Thái An
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cúm A là gì? Những đối tượng nào dễ bị cúm A?

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa đông - xuân hằng năm hoặc xuất hiện vào thời điểm giao mùa.

Bệnh cúm A được gây ra bởi các chủng của virus cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. 

bi-cum-a-co-duoc-truyen-nuoc-khong-2

Cúm A được xác định là bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp thông qua các hạt bụi, giọt nước li ti dính virus khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc với các đồ vật nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.

Chính vì phương thức lây lan đơn giản và đa dạng do đó, cúm A dễ bùng phát thành dịch trong cộng đồng, đặc biệt là ở những khu vực tập trung đông người như các lễ hội, khu vui chơi, trường học, cơ quan,...

Virus cúm A thường dễ xâm nhập và gây bệnh ở những đối tượng bao gồm: Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp và những trường hợp mang sẵn bệnh nền trong cơ thể có hệ miễn dịch yếu.

Triệu chứng mắc cúm A ban đầu thường có các biểu hiện tương tự bệnh cảm cúm thông thường như: hắt hơi, xổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, ho sốt, người mệt mỏi, cơ thể đau nhức.

bi-cum-a-co-duoc-truyen-nuoc-khong-3

Ngoài các biểu hiện trên, khi mắc cúm A người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như: 

  • Sưng hạch hầu họng, viêm, đau nhức vòm họng.
  • Sốt cao trên 38.5 độ và kéo dài.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương, cơ nặng, tê bì chân tay.
  • Buồn nôn, nôn mửa (thường thấy ở trẻ em).
  • Nhiều khi bệnh nặng sẽ có cảm giác khó thở, viêm phổi.

Người mắc cúm A, đặc biệt là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, nếu không được chẩn đoán sớm và có phương pháp điều trị phù hợp, an toàn rất dễ có nguy cơ biến chứng sang các bệnh lý nguy hiểm khác như suy phổi, suy hô hấp, suy tim, suy gan, suy thận,... thậm chí nếu bỏ lỡ thời điểm vàng để cấp cứu có thể dẫn tới tử vong.

Bị cúm A có được truyền nước không?

Nhiều người nghĩ rằng khi bị cúm A bệnh nhân sốt nhiều khiến cơ thể bị mất nước nhanh hơn, do đó tự ý đi mua nước muối biển về truyền để bù nước. Điều này liệu có đúng không? Bị cúm A có được truyền nước không?

bi-cum-a-co-duoc-truyen-nuoc-khong-4

Về thắc mắc "Bị cúm A có được truyền nước không?", các chuyên gia y tế cho biết, khi bị cúm A, việc truyền nước biển vào bên trong cơ thể không được thực hiện tùy ý mà cần phải tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ phụ trách. Bởi, nếu truyền nước một cách bừa bãi, hay truyền quá liều, hoặc truyền với tốc độ nhanh (tốc độ chảy của nước vào cơ thể) có thể gây nên nhiều nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.

Bên cạnh đó, nếu chỉ vì lo sợ ốm sốt khiến cơ thể cần phải bù nước nhanh mà tiến hành truyền nước biển cho bệnh nhân thì có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng bị sưng phù ở vùng tiếp xúc với kim truyền, và nghiêm trọng hơn còn gây sốc phản vệ và dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. 

Những triệu chứng khi bị sốc nước có thể gặp là rét run, khuôn mặt tái nhợt, tiết nhiều mồ hôi, khó thở, tức ngực…

Khi bị cúm A cần làm gì để bù nước đầy đủ cho cơ thể?

Thay vì bù nước sai cách thông qua truyền nước biển, người nhà nên chú ý cho bệnh nhân uống nước đầy đủ với mức từ 2 đến 3 lít mỗi ngày.

Đặc biệt, trong 5 - 8 ngày đầu tiên phát bệnh, người bệnh thường xuyên sốt cao thì có thể tăng lượng nước này lên để vừa bổ sung nước, vừa giúp cơ thể được hạ nhiệt ngăn ngừa virus gây bệnh sinh sôi.

bi-cum-a-co-duoc-truyen-nuoc-khong-5

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tăng cường sử dụng các loại nước ép trái cây, đặc biệt là các loại nước ép giàu vitamin C như nước ép cam, nước ép ổi, nước ép dứa,... để tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, trong các bữa ăn, người mắc cúm A cũng nên tăng cường sử dụng các loại rau xanh để nâng cao đề kháng, đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

Việc bổ sung nước đầy đủ trong thời gian bị cúm A sẽ giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều chị và giảm số ngày sốt kéo dài gây mệt mỏi.

Bên cạnh việc bù nước đầy đủ, người bệnh cũng cần chú ý thực hiện ăn - ngủ - nghỉ hợp lý để cơ thể có sức chiến đấu với tác nhân gây bệnh cúm A.

Trên đây là các thông tin giúp giải đáp thắc mắc về việc "Bị cúm A có được truyền nước không?". Mong rằng với các thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết, bạn đọc sẽ không phạm phải những lỗi sai nguy hiểm khi điều trị cúm A và nhanh chóng khỏi bệnh.

Xem thêm: Trẻ bị cúm A uống thuốc gì nhanh hết bệnh?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận