Có bầu 1 tháng bị sốt có sao không?

Trong suốt 40 tuần của thai kỳ, bất cứ diễn biến bất thường nào về tình trạng sức khỏe của bà bầu đều có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ xuất hiện nguy hiểm. Vậy, bị sốt khi có bầu một tháng có sao không?

Thái An
09:30 27/06/2022 Thái An
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sốt là bênh lý thường gặp ở người mang bầu do hệ thống đề kháng của cơ thể trong thời gian này phải tăng cường công suất hoạt động để cân bằng lại những thay đổi của cơ thể nhằm thích ứng với sự tồn tại của sinh linh mới trong bụng mẹ.

Mặc dù không phải là hiện tượng sức khỏe hiếm gặp đối với bà bầu nhưng bị sốt cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như bị ho, mệt mỏi, nóng lạnh trong người, chán ăn, buồn nôn, chóng mặt, ớn lạnh, khó thở,...

Việc bị sốt trong thai kỳ tùy vào thời điểm sẽ gây nên những ảnh hưởng khác nhau. Vậy, có bầu 1 tháng bị sốt có sao không? Những nguyên nhân nào khiến phụ nữ mang thai bị sốt? Cùng Sống đẹp tìm hiểu trong những nội dung dưới đây nhé!

co-bau-1-thang-bi-sot-co-sao-khong-thumb

Những nguyên nhân thường gặp khiến bà bầu bị sốt

Trong thời gian mang bầu, hệ thống đề kháng tự nhiên của cơ thể các mẹ sẽ bị giảm sút đáng kể dẫn đến việc các tác động từ bên trong và bên ngoài môi trường dễ gây bệnh hơn và dẫn đến bệnh lý sốt.

Một số nguyên nhân gây sốt nguy hiểm mẹ bầu cần chú ý bao gồm:

Bị sốt do nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hố hấp là một trong số nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt, ho, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng,…

Nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiễm trùng đường hô hấp dưới và được biểu hiện ra thành các bệnh lý như: viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng, hoặc các bệnh liên quan tới khí quản, ống phế quản, tiểu phế quản hay phổi.

co-bau-1-thang-bi-sot-co-sao-khong-7

Bị sốt do nhiễm khuẩn Listeria

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nhiễm khuẩn Listeria chủ yếu là do ăn phải đồ ăn chưa được nấu chín kỹ hoặc đồ ăn không được rửa sạch sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria.

Một số triệu chứng nhận biết bà bầu đã bị nhiễm khuẩn Listeria bao gồm: sốt, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược, cảm cúm,…

Bị sổt do hệ miễn dịch suy yếu

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu thay đổi rất nhiều. Nếu không được bảo vệ đúng cách và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hệ miễn dịch ở bà bầu sẽ suy yếu. Hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng giảm sẽ làm tăng cơ hội cho các yếu tố bất lợi tấn công cơ thể mẹ bầu.

Có thai 1 tháng bị sốt gây ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Hắt hơi, sổ mũi và sốt là chuyện thường ngày đối với người bình thường, nhưng khi có bầu thì những cơn sốt có ảnh hưởng khá lớn đến em bé trong bụng.

Đối với câu hỏi "Có bầu 1 tháng bị sốt có sao không?, nhiều chuyên gia y tế cho biết việc mẹ bị sốt nặng trong ba 3 tháng đầu mang thai có thể sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và khiến em bé bị khuyết tật về thân thể hoặc trí tuệ.

co-bau-1-thang-bi-sot-co-sao-khong-8

Kết quả các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu mẹ bầu bị sốt trong khoảng 3 tháng trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây nguy cơ dị tật tim bẩm sinh ở bé (11,2%).

Việc bị sốt trong thời gian này cũng có thể làm tăng 80% khả năng thai nhi bị dị tật tim (so với các bà mẹ mang thai khác), đặc biệt với bệnh cảm và sốt, khả năng này có thể tăng hơn gấp 2 lần bình thường.

Nghiên cứu cũng cho thấy cơ thể bé thường đáp ứng rất kém với tình trạng tăng nhiệt ở mẹ khi mẹ bị sốt. Vì vậy, tùy theo tuổi thai và tình trạng sức khỏe mà có thể dẫn tới tình trạng bị sảy thai, sinh non hay thai chết lưu. 

Cần phải làm gì khi bị sốt  trong quá trình mang thai?

Khi đang mang bầu, cơ thể chị em sẽ được đặt trong tình trạng sức khỏe vô cùng đặc biệt khi mọi bất thường của mẹ đều gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.

Vậy, cần làm gì khi có bầu mà bị sốt?

Thăm khám bác sĩ để nhận tư vấn

Khi bị sốt trong thời gian mang bầu, các chị em cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận tư vấn sức khỏe kịp thời và tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hay các bài thuốc do "các bác sĩ online" kê để tránh tiền mất tật mang.

co-bau-1-thang-bi-sot-co-sao-khong-6

Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bị sốt và cảm lạnh (hoặc đôi khi là các triệu chứng của cảm như ho, sổ mũi, đau đầu…) tuyệt đối không nên dùng thuốc bừa bãi mà nên đi khám và tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ. 

Thời kỳ đầu mang thai là thời kỳ vô cùng quan trọng vì bé đang trong giai đoạn hình thành các cơ quan. Cơ thể bé vì vậy cũng rất mẫn cảm với các loại thuốc – hóa chất.

Do đó, khi dùng thuốc (kể cả thuốc đã kê đơn), mẹ bầu vẫn cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng (nếu có thể, bạn cần tìm hiểu thêm về bằng chứng an toàn của thuốc trước khi sử dụng).

Việc bị sốt có thể được gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân mà nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, do đó, nếu đang mang thai mà bị sốt cao trên 39 độ C liên tục, bạn cần lập tức tới các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân. Sau đó, tùy theo tình trạng của mẹ bầu, bác sĩ sẽ có những tư vấn giúp điều trị an toàn, hiệu quả.

co-bau-1-thang-bi-sot-co-sao-khong-4

Nếu bạn chỉ bị sốt nhẹ, bác sĩ có thể theo dõi trong vòng từ 24 đến 48 giờ. Bạn không nên tự ý dùng kháng sinh. Với các triệu chứng sổ mũi, bạn nên xì mũi thật sạch rồi dùng nước muối sinh lý rửa thường xuyên để làm giảm bớt triệu chứng.  

Lau người bằng nước ấm

Để hạ sốt nhanh và đảm bảo vệ sinh hằng ngày, bà bầu cũng có thể sử dụng các biện pháp hạ nhiệt cơn sốt bằng cách lau người bằng nước ấm. 

Bà bầu cũng có thể sử dụng các loại lá thuốc có tác dụng giải cảm như tía tô, xả, gừng,... để nấu nước bao người để giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh hơn.

Đồng thời, việc bị sốt sẽ khiến mẹ bầu bị mất nước nhanh, do đó, hãy uống nhiều nước hoặc nước ép để bù nước và điện giải cho cơ thể.

Làm thế nào để chị em hạn chế bị sốt khi mang thai

Trước khi mang thai, bạn nên tiêm phòng cảm cúm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh.

Ngoài ra, nếu đã mang thai, hãy xây dựng một thực đơn lành mạnh với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để vừa cung cấp đủ cho quá trình phát triển của em bé trong bụng vừa đảm bảo sức khỏe của mẹ.

Điều quan trọng nhất là khi trời thay đổi thời tiết, trở lạnh, nên mặc áo ấm và hạn chế đi mưa khi đang mang thai.

co-bau-1-thang-bi-sot-co-sao-khong-5

Khi ngủ, để phòng thoáng đãng, không nên bật quạt quá lạnh.

Nên kiểm tra thai định kỳ, trong trường hợp mẹ bầu xảy ra tình trạng ốm, sốt hoặc các bệnh lý khác cần kiểm tra với mức độ thường xuyên hơn để kịp thời phát hiện ra các bất thường và được tư vấn phương án xử lý hợp lý từ các chuyên gia y tế.

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời cho câu hỏi "Có bầu 1 tháng bị sốt có sao không?". Chúc các mẹ bỉm tương lai trải qua thai kỳ an toàn để đón em bé khỏe mạnh đến với cuộc sống.

Xem thêm: Có bầu 1 tháng uống thuốc cảm có ảnh hưởng tới thai nhi không?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận