Cách làm bài nghị luận xã hội môn Văn tốt nghiệp THPT đạt điểm cao

Trong bài thi môn Văn tại kỳ thi THPT Quốc gia, cấu trúc đề luôn luôn bao gồm một phần nghị luận 2 điểm được đánh giá là phần 'cho điểm'. Tuy nhiên, để đạt được số điểm cao nhất cho phần này, thí sinh cần nắm chắc cách làm dưới đây.

Thái An
Thái An 02/06
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 chỉ còn 1 tháng nữa sẽ chính thức diễn ra. Giống như những năm khác, Văn là môn thi duy nhất yêu cầu thí sinh làm bài theo hình thức tự luận.

Theo đó đề ra theo cấu trúc gồm 2 phần: 

Phần I - Đọc hiểu văn bản sẽ có 4 câu hỏi yêu cầu thí sinh có các kỹ năng nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao (3 điểm) và phần II - Làm văn (7 điểm) gồm 2 câu: câu 1 thuộc nghị luận xã hội (2 điểm) và câu 2 là nghị luận văn học (5 điểm).

Trong đó, những năm gần đây, Câu 1 thuộc phần II của đề Văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT thường là đề nghị luận xã hội được rút ra từ phần đọc hiểu với yêu cầu làm bài trong độ dài khoảng 200 chữ theo hướng mở nhằm đánh giá được năng lực và phân loại trình độ của học sinh, nhất là ở câu hỏi nghị luận xã hội. Điều này cũng giúp học sinh có khả năng vận dụng được những hiểu biết thực tế vào bài viết của mình.

Mặc dù được đánh giá là phần cho điểm nhưng nhiều năm qua, vẫn có hiện tượng thí sinh bị lạc đề, lan man,… dẫn tới mất điểm, mất thời gian.

cach lam cau nghi luan mon van tot nghiep thpt dat diem cao-4

Vì vậy, để tránh cho thí sinh đi lạc hướng và làm sai đề câu 2 điểm này dưới đây Sống đẹp sẽ chia sẻ cho các sĩ tử cách làm bài nghị luận xã hội môn Văn tốt nghiệp THPT đạt điểm cao.

Theo đó, cách đạt điểm cao môn Văn dành cho sĩ tử năm 2022 bao gồm các bước sau:

Xác định dạng bài nghị luận và lập dàn ý

Để bài văn nghị luận được mạch lạc, rõ ràng và không sót ý, thí sinh sau khi đọc đề không nên đặt bút viết ngay mà hãy dành ra thời gian để xác định được kiểu, dạng đề nghị luận. Tiếp đó là sử dụng từ 30s tới 1 phút để lập dàn ý nhanh về các luận điểm sử dụng để triển khai bài viết.

Thao tác này tuy không tốn nhiều thời gian nhưng sẽ giúp bài nghị luận của thí sinh hạn chế nguy cơ bị lạc đề hoặc thiếu ý. Đây cũng là một trong những cách làm bài nghị luận xã hội môn Văn tốt nghiệp THPT đạt điểm cao mà bạn không nên bỏ qua.

Cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận được triển khai như sau:

Nghị luận về tư tưởng đạo lý

Theo đó, nếu đề ra bao gồm những câu trích dẫn được để trong ngoặc kép của các nhà tư tưởng, các danh nhân nổi tiếng hay là một câu thơ, một ý kiến lấy ra từ trong tác phẩm văn học, … thì bạn có thể xác định đây là bài yêu cầu nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thường đề cập tới những vấn đề về đạo đức, lối sống, quan điểm sống của các nhà tư tưởng lỗi lạc hay các danh nhân nổi tiếng.

cach-lam-bai-nghi-luan-xa-hoi-mon-van-tot-nghiep-thpt-dat-diem-cao

Đối với dạng đề này, ở phần mở bài, thí sinh cần phải giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.

Phần thân bài cần giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm.

Sau đó, ta phân tích và chứng minh mặt đúng - sai của tư tưởng, đạo lý đó. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội.

Cuối cùng, ta cần phải bình luận mở rộng vấn đề: có thể là bác bỏ những biểu hiện sai lệch, khẳng định tính đúng đắn.

Lưu ý, đi kèm với những bình luận, để bài văn trở nên thuyết phục hội đồng chấm thi hơn thì tất cả những luận điểm khi nêu ra trong bài làm đều phải có dẫn chứng đi kèm.

Phần kết bài cần đánh giá khái quát ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã nghị luận và rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lý đó.

Nghị luận về hiện tượng đời sống

Đối với dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội thường đề cập tới nhiều vấn đề trong cuộc sống hằng ngày và mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người như: gian lận trong thi cử, vấn đề tai nạn giao thông, bạo lực học đường, quan điểm về sống thử, văn hóa thần tượng, sức mạnh của mạng xã hội, … Đây là dạng đề được Bộ Giáo dục thường xuyên ra trong những kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây.

cach-lam-bai-nghi-luan-xa-hoi-mon-van-tot-nghiep-thpt-dat-diem-cao-2

Để làm dạng bài này đạt kết quả cao, thí sinh về cơ bản phải nắm bắt được tình hình về đời sống xã hội để vận dụng vào bài làm.

Để có được những kiến thức xã hội này, thì sinh có thể dành một chút thời gian trong ngày tìm xem các bản tin thời sự hoặc tìm đọc tin tức trên các báo mạng chính thống để nắm bắt được các vấn đề nổi cộm để từ đó xây dựng được quan điểm cá nhân một cách chủ động khi vấn đề được đề cập tới.

Đi vào chi tiết bài làm, đối với dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, phần mở bài, thí sinh cần nâu rõ được hiện tượng đời sống cần nghị luận.

Phần thân bài, cần triển khai luận điểm theo các ý:

  • Nêu thực trạng của hiện tượng đời sống
  • Hệ quả tác động (tích cực, tiêu cực) của hiện tượng
  • Thái độ của con người và xã hội đối với hiện tượng
  • Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó (nguyên nhân chủ quan, khách quan)
  • Đưa ra giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống.

Phần kết bài cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, đồng thời bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống cần nghị luận. 

Tích lũy kiến thức xã hội và nắm bắt thông tin

Cách làm bài nghị luận xã hội môn Văn tốt nghiệp THPT đạt điểm cao tiếp theo mà thí sinh 2022 cần biết đó chính là chăm chỉ cập nhật tin tức thời sự để nắm bắt được các vấn đề xã hội nổi cộm hiện nay.

Để làm được điều này, trong thời gian ôn tập, ngoài kiến thức được học tại trường, bài học từ sách vở, các em còn phải trau dồi hiểu biết về xã hội thông qua các bản tin thời sự, báo đài hoặc mạng xã hội.

cach lam cau nghi luan mon van tot nghiep thpt dat diem cao 6

Khi có vấn đề được đề cập, thí sinh thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022 cần hiểu rõ bản chất vấn đề để có thể đưa ra ý kiến ủng hộ hay phản đối. Đi kèm với đó, thí sinh cũng cần phải có khả năng lập luận sắc bén và cách hành văn trôi chảy, có sức thuyết phục.

Văn nghị luận xã hội khác với nghị luận văn học ở chỗ nó là những kiến thức được tích lũy và lấy ra từ cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, thí sinh cần sự tìm kiếm, học hỏi và nắm bắt thông tin nhanh chóng.

Chú ý về thời gian

Một bài nghị luận xã hội thường giới hạn lượng từ nên thí sinh cần phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết.

cach lam cau nghi luan mon van tot nghiep thpt dat diem cao 8

Trên cơ sở dàn ý, chúng ta cần luyện cách viết và trình bày sao cho ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao.​

Việc cân đối thời gian tốt cũng sẽ giúp thí sinh có thời gian đầu tư tốt hơn cho phần 5 điểm quan trọng nhất của đề thi môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. 

Từ đó, giúp thí sinh nâng cao điểm số môn văn và có hệ số đầu vào tốt hơn trong việc xét tuyển vào ngôi trường mong muốn.

Nắm chắc form đề Văn sẽ ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022

Một lưu ý lớn nữa đó là cần phải bám sát đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn 2022 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trước đó.

Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Văn

Theo đó, vào tháng 4 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố chính thức đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Văn như sau:

cach-lam-bai-nghi-luan-xa-hoi-mon-van-tot-nghiep-thpt-dat-diem-cao-3

Gợi ý đáp án đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Văn

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: 

Thể thơ tự do.

Câu 2:

Để lại: Bãi mới của sông xanh ngát Đất đai lấn dần ra biển Tâm hồn đằm thắm phù sa/ dâng yêu thương đỏ rực đôi bờ.

Câu 3:

Câu thơ trên thể hiện những vai trò của sông Hồng: 

- Sông Hồng làm nên giá trị văn hoá, văn học, làm nên đời sống tinh thần, vật chất cho con người.

- Sông hồng làm nên lịch sử dân tộc.

Câu 4:

Câu trên có thể hiểu: Sông Hồng của ngày hôm nay mang trong mình cả máu, nước mắt của dân tộc trong những năm oằn mình chiến đấu với giặc. Nhưng sông Hồng của là niềm vui chiến thắng.

II. LÀM VĂN

Câu 1: 

1. Giới thiệu chung: Sự cần thiết trân trọng giá trị văn hoá dân tộc

2. Giải thích: Văn hoá dân tộc là những giá trị tốt đẹp, ý nghĩa về vật chất, tinh thần tồn tại qua hàng nghìn năm. Nét văn hoá ấy làm nên chất riêng, bản sắc riêng của con người Việt. 

=> Giữ gìn, trân trọng giá trị văn hoá dân tộc là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi con người.

3. Bàn luận:

* Vì sao cần phải trân trọng giá trị văn hoá dân tộc? 

- Biểu hiện của lòng yêu đất nước. 

- Bảo vệ giá trị văn hóa là bảo vệ nền tảng tinh thần của dân tộc. 

- Những giá trị văn hoá dân tộc tạo nên sức mạnh đoàn kết, nối kết các thế hệ. 

* Cần làm gì bảo vệ những giá trị văn hoá dân tộc? 

- Nhà nước có chính sách bảo vệ những giá trị văn hoá.

- Mỗi cá nhân cần ý thức được ý nghĩa của những giá trị văn hoá, từ đó bảo vệ, trân trọng những giá trị đó. 

* Mở rộng: 

- Phê phán những kẻ phá hoại những nét đẹp của văn hoá dân tộc. 

- Cần học tập để hiểu rõ giá trị văn hóa dân tộc. 

- Tuyên truyền, tham gia giữ gìn, bảo vệ giá trị văn hóa.

4. Tổng kết.

Câu 2:

I. Mở bài: 

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 

+ Kim Lân là cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Các sáng tác của ông thiên về chủ đề nông thôn và người nông dân nghèo với ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật tài tình.

+ Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân viết trong bối cảnh nạn đói năm 1945. Tác phẩm đã ngợi ca giá trị tình thần của con người ngay trên bờ vực cái chết.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận của bài viết: cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích, từ đó bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong tác phẩm

II. Thân bài

1) Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích.

a) Giới thiệu nhân vật 

- Bà cụ Tứ là một người đàn bà nghèo khổ, cơ cực, phải tha phương cầu thực, trở thành dân ngụ cư với những thiệt thòi trước định kiến của xã hội. Chồng bà đã mất từ sớm, nhà chỉ còn mẹ góa con côi nuôi nhau đắp đổi qua ngày. 

- Cả đời bà lão long đong, lận đận, đến lúc gần đất xa trời mà vẫn không có tiền để thực hiện được ước mơ lớn nhất là lấy vợ cho con. Và giữa lúc đói kém, vào tâm điểm nạn đói năm 1945, người chết như ngả rạ khắp nơi, anh con trai lại lấy được vợ, đúng hơn là “nhặt vợ”. 

- Vì quá bất ngờ nên bà lão hết sức ngạc nhiên, đến mức không dám tin vào những gì mình nhìn thấy và nghe thấy. Mãi rồi cuối cùng bà lão cũng hiểu ra “cơ sự”. Đó là tình huống để bắt đầu những dòng cảm xúc của bà cụ Tứ trong đoạn trích.

b) Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích

* Đoạn 1: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.”

-> Phản ứng đầu tiên của bà cụ Tứ sau khi nghe lời giới thiệu của con trai về người đàn bà lạ “nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”, khi hiểu ra sự tình là “cúi đầu nín lặng”. 

- “Bà lão hiểu rồi”: Phải sau rất nhiều sự kiện, đến tận lúc này, khi anh con trai phải nói một cách tường minh thì bà cụ Tứ mới hiểu. Một người phụ nữ trải đời, một người mẹ lẽ thường sẽ rất nhạy cảm với chuyện hệ trọng cả đời của đứa con trai độc nhất, thế mà mãi đến bây giờ mới hiểu ra sự tình. Vô lí nhưng lại hợp lí bởi bà không thể tưởng tượng con trai bà có thể lấy vợ dễ dàng đến thế.

- Cái cử chỉ cúi đầu cho thấy sự nặng trĩu trong tâm tư khi bà không chỉ hiểu ra sự tình- rằng người đàn bà lạ đứng ở đầu giường thằng con trai bà và chào bà bằng u kia chính là “vợ nhặt” theo không về làm con dâu của bà, mà bà còn “hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự” bằng những trải nghiệm của cả một cuộc đời nghèo khổ dằng dặc. Cho nên lẽ ra phải mừng rỡ thì bà cúi đầu, thứ ngỡ là hạnh phúc với bà lại trở thành gánh nặng. Niềm vui không thể cất cánh bởi nỗi lo áo cơm ghì sát đất.

- Bà nín lặng vì không biết phải nói gì khi trong bà đang thức dậy bao nhiêu cảm xúc hỗn độn “vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. 

+ Bà thấy tủi cho con, cũng là tủi cho mình “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…”. Dấu chấm lửng ấy chính là sự thảm hại đến tận cùng của đói nghèo. Vì vậy mà mối nhân duyên của con trai bà mới trở thành câu chuyện nhặt vợ nhặt chồng rẻ rúng. Phút so sánh ấy còn ẩn chứa cả cảm giác tội lỗi, vì không làm tròn bổn phận của người mẹ, lo được cho con một đám cưới trọn vẹn.

+ Bà cũng không tránh khỏi cảm giác lo lắng “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. Câu hỏi không có lời đáp, là vì chính bà cũng không dám hi vọng vào một cái kết lạc quan, khi xung quanh bà là sự bao vây của cái đói, cái chết

-> Giữa những cảm xúc hỗn độn đó, “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…”. Hình ảnh này có sự gặp gỡ với giọt nước mắt khổ đau của lão Hạc “những nếp nhăn xô lại vào nhau ép cho nước mắt chảy ra”. Giọt nước mắt của người già hiếm hoi lắm “Tuổi già hạt lệ như sương” (Nguyễn Khuyến), thế mà vẫn trào ra khóe mắt bởi những cảm xúc dâng trào trong tình huống đặc biệt.

* Đoạn 2: “Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà làm mẹ, bà đã chẳng lo được cho con…May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?”

-> Sau những giây phút cúi mặt với nỗi lòng nặng trĩu, với những cảm xúc tiêu cực, cuối cùng bà lão cũng ngửng lên để đối mặt với thực tại:

- Bà “đăm đăm nhìn người đàn bà”, chăm chú quan sát người phụ nữ xa lạ đã dũng cảm theo không con trai bà để xây dựng tổ ấm. Trong tầm mắt nhìn của bà “thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt”. Đó là những cử chỉ, điệu bộ, dáng vẻ của một người đang thiếu tự tin, dường như còn mang theo cả mặc cảm tội lỗi, thậm chí cả một chút sợ hãi. Bởi thị đường đột về đây mà chưa được sự cho phép của người lớn, mà nói như Thúy Kiều thì:

Dù khi lá thắm chỉ hồng

Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha

- Cái tà áo rách bợt đã giúp bà hiểu thêm về gia cảnh của thị, về sự khó khăn đói khổ đến cùng cực, từ đây đã khơi lên ở bà tình thương ở những người đồng cảnh. Thương người, rồi lại thương con mình, vì vậy mà hướng bà đến những ý nghĩ tích cực hơn: 

+ Bà nhìn nhận cuộc hôn nhân này là sự may mắn của gia đình bà “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được…”. Hơn ai hết, bà hiểu những thiệt thòi của con trai mình: lí lịch ngụ cư, gia cảnh nghèo, ngoại hình lại không hấp dẫn, nên đã đến tuổi dựng vợ gả chồng mà suốt bao lâu nay không lấy nổi vợ. Bây giờ có người sẵn sàng cùng con bà chung tay xây dựng tổ ấm, bà còn mong gì hơn. Như vậy, thay vì coi thường người vợ nhặt của con trai, bà xem thị như ân nhân của gia đình mình.

+ Bà trông chờ, hi vọng vào sự may mắn mơ hồ “May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó” và dũng cảm đối mặt với những tình huống xấu nhất “chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?” -> bà nghĩ đến trọn vẹn, thấu đáo mọi chiều để sẵn sàng đón nhận

* Đoạn 3:“Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…     Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân.”

-> Cuối cùng, giữa những cảm xúc hỗn độn vừa mừng vừa tủi, với tình yêu thương con và tấm lòng nhân hậu, bà đã mở rộng vòng tay với người con dâu tội nghiệp. Câu nói đầu tiên của bà sau những giây phút cúi đầu nín lặng “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng” là sự đón nhận chính thức người con dâu mới. Mừng lòng chứ không phải là bằng lòng miễn cưỡng. “Phải duyên phải kiếp” nghĩa là cuộc hôn nhân do ông tơ bà nguyệt xe duyên chứ không phải chuyện nhặt vợ nhặt chồng rẻ rúng nữa. Bà đã khiến cho cuộc hôn nhân của Tràng và người vợ nhặt trở nên bình đẳng, đẹp đẽ như những cuộc hôn nhân bất kì nào khác. Lời đón nhận của bà như trút hẳn gánh nặng đang đè trĩu lồng ngực của anh Tràng “Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi” và chắc hẳn đó cũng là những cảm xúc của người con dâu.

* Đoạn 4: “Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

- Những lời dặn dò tiếp sau của bà là sự vun vén cho đôi trẻ, hướng các con vào tương lai tươi sáng “Vợ chồng chúng mày liệu bảo nhau mà làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hả con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Một lời động viên con giản dị, mang đậm niềm tin tâm linh của một bà mẹ nông dân từng trải, nhưng cũng thật cần thiết, bởi đó chính là nguồn động lực giúp cho mẹ con bà đủ vững vàng để vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của cái đói, cái chết.

c) Đánh giá chung:

* Bà cụ Tứ: Đoạn trích là những diễn biến tâm lí rất xúc động của bà cụ Tứ với đầy đủ các cung bậc của cảm xúc. Từ đó mà bà cụ Tứ hiện lên là linh hồn của tác phẩm, là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp các bà mẹ Việt nam: rất nhân hậu, rất bao dung, giàu lòng nhân ái, thương con vô hạn, hết lòng vun đắp cho các con được hạnh phúc, khát khao sống, khát khao yêu thương và truyền được ngọn lửa sống ấy từ mình sang cho các con.

* Đặc sắc nghệ thuật:

- Đặt nhân vật vào tình huống độc đáo, éo le để tạo cơ hội cho nhân vật bộc lộ, tỏa sáng những vẻ đẹp tâm hồn

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: 

+ Miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ - người mẹ nông dân chất phác mà trải đời sâu sắc

+ Dựng đối thoại sinh động với ngôn ngữ nông dân theo lứa tuổi, giới tính… mộc mạc, chân thực và sinh động tạo được sức hấp dẫn riêng.

2) Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

 Qua hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích, tác giả đã đồng cảm xót thương với số phận đau khổ của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Đặc biệt, tác giả đã phát hiện, trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của họ: dù nghèo đói và khổ cực đến đâu, ngay cả khi kề bên cái chết, họ vẫn thương yêu đùm bọc lẫn nhau, vẫn khao khát hạnh phúc gia đình, và không gì có thể cướp đi niềm tin vào cuộc sống và tương lai của họ

-> Kim Lân tâm sự: "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người”. 

III. Kết bài

Khẳng định giá trị của tác phẩm và vị trí của tác giả.

Xem thêm: Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Văn qua các năm cập nhật mới nhất

Đọc thêm

Môn Địa thuộc tổ hợp Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia thường được đánh giá là bài thi gỡ điểm và giúp các thí sinh đạt tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn. Trên thực tế, để đề thi được coi là dễ, mỗi thí sinh đều cần phải nắm được kiến thức cơ bản về môn học và cách thức ra đề của Bộ qua mỗi năm.

Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Địa qua các năm
0 Bình luận

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa thí sinh trên khắp cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022. Nhằm giúp các em có tài liệu ôn tập hiệu quả nhất cho kỳ thi quan trọng sắp tới, tại bài viết này Sống đẹp sẽ tổng hợp trọn bộ đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Sinh qua các năm cùng đáp án chi tiết, chính xác nhất.

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sinh qua các năm
0 Bình luận

Hiện tại đang là thời điểm chạy nước rút của học sinh lớp 12 trên khắp cả nước để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2022 sẽ siễn ra vào 2 ngày 7 và 8/7 săp tới. Nhằm giúp thí sinh có được sự chuẩn bị tốt nhất, dưới bài viết này, Sống đẹp sẽ tổng hợp đầy đủ đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Hóa qua các năm kèm đáp án chính xác nhất.

Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Hóa qua các năm
0 Bình luận

Tin liên quan

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố lịch chính thức cho kỳ thi THPT Quốc gia 2022. Để giúp các thí sinh có điều kiện ôn thi tốt nhất, tại bài viết này Sống đẹp sẽ tổng hợp đầy đủ đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn sử để các em tham khảo.

Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Sử qua các năm
0 Bình luận

GDCD là mộn thi chỉ mới xuất hiện từ kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2018 và tiếp tục được giữ lại tới kỳ thi 2022. Dưới đây là trọn bộ Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn GDCD qua các năm cùng đáp án chi tiết

Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn GDCD qua các năm
0 Bình luận

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 gồm những môn nào? là câu hỏi mà vẫn còn nhiều thí sinh cũng như các bậc phụ huynh thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có đước những thông tin chi tiết nhất.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 gồm những môn nào?
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất