Những bức ảnh hiếm hoi về chợ Bưởi, Hà Nội những năm 1920

Chợ Bưởi là một khu chợ nổi tiếng của Hà Nội xưa, thường họp vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 Âm lịch hàng tháng. Thông lệ này vẫn dược duy trì cho đến ngày nay.

Hoa Nguyễn
17:00 07/03/2022 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Kẻ Bưởi xưa là vùng ven Hà Nội, bao gồm các làng Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, Trích Sài, Võng Thị, Bái Ân, Trung Nha… Giống như nhiều chợ cổ Hà Nội, chợ Bưởi nằm bên vị trí hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch, thuận lợi về mặt giao thương giữa các con thuyền và người dân ở hai bờ sông.

Các bậc tiền bối kể lại rằng, xưa kia bưởi vùng mạn ngược theo dòng chảy trôi về rất nhiều, người ta thấy vậy liền vớt lên bán, dần dần theo thói quen gọi vùng này là vùng Bưởi và chợ nằm trong khu vực này cũng gọi là chợ Bưởi.

Chợ Bưởi được hình thành từ năm nào thì không ai rõ, ngay đến các vị cao niên vùng này cũng chỉ biết rằng, từ khi sinh ra thì đã có phiên chợ này. Một số tài liệu cho rằng, chợ Bưởi có thể hình thành từ đời Lý, nhưng cũng có những nhà nghiên cứu lại bảo chợ hình thành từ giữa thế kỷ 19. Và điều mọi người đều không thể phủ nhận, đây là một trong những chợ có tính lịch sử, văn hóa bậc nhất ở mảnh đất Thăng Long Hà Nội này.

cho buoi ha noi 1
Một góc chợ Bưởi thập niên 1920, vị trí đầu đường Thụy Khuê hiện tại. Cảnh cổng tam quan bên đường là của đỉnh An Thái (nay ở số 595 Thụy Khuê). Đây là khu chợ của Kẻ Bưởi, nơi có ba làng chuyên nghề làm giấy nên người Pháp thường gọi là làng Giấy (Village du Papier).
cho buoi ha noi 2
Chợ Bưởi dịp giáp Tết năm 1928, chụp từ trong sân đình An Thái. Thời điểm đó chợ nằm ở địa phận tỉnh Hà Đông cũ. Ngày nay nơi này thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
cho buoi ha noi 4
Khu nhà lồng của chợ Bưởi, dịp giáp Tết 1928
cho buoi ha noi 3
Biển người đi mua sắm và vãn cảnh tại chợ Bưởi, dịp giáp Tết 1928.

Chợ Bưởi hoạt động theo hình thức họp chợ phiên, cứ tới các ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29 âm lịch hàng tháng, dân các khu vực lân cận lại kéo về chợ Bưởi bán cây, con giống, vật dụng nông nghiệp, sản vật làng nghề...  Thông lệ này vẫn được duy trì cho đến ngày nay.

cho buoi ha noi 6
Quang cảnh ở chợ Bưởi vào một ngày họp phiên, tháng 5/1926. Chợ họp vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 Âm lịch hàng tháng. Thông lệ này vẫn dược duy trì đến nay.
cho buoi ha noi 9
Các gánh hàng nông sản tề tựu bên ngoài nhà lồng chợ Bưởi, tháng 5/1926
cho buoi ha noi 5
Cảnh họp chợ gần giếng nước, tháng 5/1926

Xung quanh khu vực chợ Bưởi, hoạt động sản xuất thủ công tương đối phát triển, chợ Bưởi theo đó cũng sôi động vào các phiên chợ, người mua bán tấp nập. Nơi này cũng là chỗ để người dân lân cận mang cây con giống đến bán từ mớ rau thơm, bó cải giống đến chó mèo, lợn gà, thỏ, chim…

cho buoi ha noi 8
Không khí sôi động tại một buổi họp chợ thập niên 1920
cho buoi ha noi 12
Chợ vẫn rất đông khi đã xế trưa, một ngày họp phiên thập niên 1920
cho buoi ha noi 11
Những người phụ nữ bán gạo ở chợ Bưởi, thập niên 1920

Ngày nay, cho dù cuộc sống phát triển theo hướng hiện đại, Hà Nội đô thị hóa quá nhanh nhưng các phiên chợ Bưởi vẫn tồn tại như một nét văn hóa riêng của Thăng Long – Hà Nội.

cho buoi ha noi 10
Chợ Bưởi xưa trong tranh của Jos-Henri Ponchin (1897-1981)

Xem thêm: Những bức ảnh lịch sử quý giá về ngôi đền có "cá thần" ở Thanh Hóa

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận