Chuyện ít biết nghệ nhân Phan Duy Hào: Từ anh thợ quèn đến ông chủ lớn ở Hà thành, từng 2 lần cắt tóc cho cháu nội vua Bảo Đại

Anh Duy Hào kể, sau khi về Hà Nội, ông nội anh - người cắt tóc cho vua Bảo Đại đã dùng số vốn tích góp được để mua một loạt nhà trên phố lớn, mở chuỗi cửa tiệm cắt tóc quy mô nhất Hà Nội thời bấy giờ.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 14/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chữ "Nhẫn" của nghệ nhân Phan Duy Hiền

Anh Phan Duy Hào là cháu nội của nghệ nhân Phan Duy Hiền, người cắt tóc cho vua Bảo Đại đến ngày vua trao kiếm. Sau đó, cụ từ Huế quay về Hà Nội đoàn tụ cùng vợ con.

Trước khi từ biệt, vua Bảo Đại còn cho mời cụ vào hầu chuyện, dặn cụ Hiền cố gắng giữ nghề,  để truyền lại cho thế hệ sau.

Trở về Hà Nội, cụ Hiền vẫn đi khắp nơi để hành nghề. Sau đó với số vốn tích lũy của mình, cụ bàn với vợ mua một loạt nhà trên các phố Hàng Đào, Hàng Quạt, Đinh Tiên Hoàng… để mở các cửa tiệm cắt tóc. Cũng từ đây cơ ngơi của cụ được mở rộng và trở thành tiệm cắt tóc làm ăn phát đạt nhất thời bấy giờ. Tài sản của cụ Hiền tăng lên một cách nhanh chóng, cụ sở hữu nhiều đất đai, chuỗi cửa hàng, xe từ Pháp… Khách đến tiệm ngày một đông và thậm chí còn yêu cầu cụ trực tiếp cắt.

ha-noi-xua-tu-tho-cat-toc-thanh-ong-chu-lon-o-ha-thanh-1

Anh Duy Hào kể, cụ Phan Duy Hiền là người có tính cách hiền lành, điềm đạm, luôn dịu dàng với vợ con. Đi đâu được ăn gì ngon, cụ nhất định sẽ mua về cho các cháu.

Anh Hiền chia sẻ: "Nhưng trong nghề ông tôi lại là người thầy khắt khe. Năm 16 tuổi, tôi bảo ông, tôi muốn theo nghề cắt tóc. Ông cười hiền bảo tôi: “Muốn làm thợ cắt tóc thì phải học chữ "Nhẫn". "Nhẫn" được rồi hãy trả lời ông học hay không”.

Rồi ông cho tôi ngồi “vẩy” kéo suốt nửa năm trời, bao giờ tự tin cảm thấy điều khiển được cây kéo như thể những ngón tay mình thì ông mới truyền nghề".

Trong suốt 6 tháng, anh Duy Hào tập cầm kéo, đến tóe máu, phồng rộp ngón tay mà vẫn không điều khiển kéo theo ý mình được. Vì quá chán nản a đã vất kéo xuống đất và tự hứa sẽ không cầm đến nó một lần nào nữa.

Anh kể tiếp: "Ông nội biết chuyện, ông gọi tôi vào và bảo chữ "Nhẫn" ông muốn tôi học chính là lòng kiên nhẫn, kiên trì. Nếu không có nó tôi sẽ không thể học được bất kể nghề gì.

Anh Duy Hào nghe lời của ông và tiếp tục tập luyện. Sau vài tháng anh đã có thể "vẩy" kéo một cách điệu nghệ và được ông truyền lại nghề. 

Anh Hào kể, theo lời ông nội anh vào thời Pháp thuộc, dân làng Kim Liên thường hành nghề ở phố Cột Cờ. Trước khi cắt, thợ cắt tóc phải ngâm dao cạo, kéo, lược qua nước nóng và cồn để tẩy rửa cho sạch. Rồi lấy khăn ấm lau mặt, lấy bông nhét lỗ tai cho khách. Ngoài ra, nước xả lên tóc còn phải có mùi nước hoa để tạo hương thơm.

ha-noi-xua-tu-tho-cat-toc-thanh-ong-chu-lon-o-ha-thanh-2

"Ông tôi dạy, làm nghề này điều thứ nhất là phải tôn trọng khách hàng, điều thứ hai là phải làm nghề bằng cả cái đầu chứ không phải chỉ bằng đôi bàn tay.”

Bằng tất cả đam mê và nhiệt huyết cụ Hiền đã truyền lại nghề của mình cho anh Hào. “Trước khi mất 3 ngày, cụ vẫn cắt tóc cho khách bình thường. Hai ngày tiếp đó thì thấy cụ kêu hơi mệt và  rồi ra đi rất nhẹ nhàng. Năm đó là năm 1985, cụ Hiền tròn 81 tuổi", anh Duy Hào kể.

Hai lần cắt tóc cho cháu nội vua Bảo Đại

Nghệ nhân Phạm Duy Hào năm nay cũng đã ngoài 50 tuổi. Nhưng anh vẫn miệt mài bám víu với nghề để cố gắng gìn giữ truyền thống của cha ông.

Trong cuộc đời cắt tóc của mình, anh đã vinh dự được cắt tóc cho cháu nội của vua Bảo Đại hai lần. Anh cho rằng, đó là một nhân duyên tốt. Bởi ông nội anh thì cắt tóc cho vua Bảo Đại, còn anh được cắt tóc cho cháu nội của vua.

ha-noi-xua-tu-tho-cat-toc-thanh-ong-chu-lon-o-ha-thanh-8

Anh kể, có một bác là khách quen của cửa hàng, một hôm bác ấy dẫn theo một người phụ nữ đến và yêu cầu anh cắt tóc cho khách. Người phụ nữ này nói tiếng Pháp nhưng không nói được tiếng Việt. Sau khi cắt xong, bác khách quen giới thiệu với anh rằng đó là con gái của Thái tử Bảo Long - con trai vua Bảo Đại. Người này nghe nói anh Hào là cháu nội thợ cắt tóc cho vua Bảo Đại, nên cô đã tìm đến cửa hàng của anh để cắt tóc. Trước khi trở về Pháp, cô gái ấy cũng quay lại cửa hàng anh cắt tóc một lần nữa.

Xem thêm: Những bức ảnh lịch sử về chợ Đồng Xuân thập niên 1950

Đọc thêm

Đại tượng Phật cao nhất Đông Nam Á được đặt tại chùa Khai Nguyên ở thôn Tây Ninh (Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội). Điều đặc biệt ở pho tượng này chính là trái tim ngọc nặng đến hơn 1 tấn.

Bật mí điều đặc biệt bên trong bức Đại tượng Phật A Di Đà cao nhất ĐNA ở chùa Khai Nguyên, Hà Nội
0 Bình luận

Hà Nội nhiều vô số kể các món ăn ngon. Dù bắt đầu hành trình khám phá ẩm thực Hà Nội vào buổi sáng, trưa, chiều hay... giữa đêm khuya, bạn vẫn sẽ có được trải nghiệm vẹn tròn "hương - vị - sắc".

Ẩm thực Hà Nội - những món ngon vừa nghe tên đã 'ứa nước miếng'
0 Bình luận

Hình ảnh cô gái trẻ tự tay mang đôi giày mới cong tặng người khuyết tật bán hàng rong ở Xa lộ Hà Nội khiến dân tình không khỏi cảm động.

Chuyện tử tế bên đường Xa lộ Hà Nội: Cô gái trẻ tháo đôi giày mới cóng tặng người bán rong khuyết tật
0 Bình luận

Tin liên quan

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời cho Tổ quốc, đến giây phút lâm chung, Bác vẫn lo cho nhân dân... Và những hình ảnh bình dị về cuộc đời Bác luôn sống mãi trong trái tim nhân dân Việt Nam và những người ưa chuộng hòa bình.

Điểm lại những hình ảnh bình dị và cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh
0 Bình luận

Từ đầu thế kỷ 20, Việt Nam đã có sự chủ động trong việc tiêm chủng để ngăn ngừa sự lây lan của nhiều dịch bệnh nguy hiểm như đậu mùa, tả, lao phổi.

Những hình ảnh hiếm thấy về cảnh tiêm chủng ở Việt Nam cách đây một thế kỷ trước
0 Bình luận

Năm 1942, vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam đã thực hiện lễ tế Nam Giao, đây cũng là lễ tế cuối cùng trong lịch sử nước ta.

Những hình ảnh cực hiếm về buổi lễ tế Nam Giao của Vua Bảo Đại năm 1942
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất