Cuộc đời truân chuyên của 3 nữ thi sĩ đại tài đất Việt, luôn khao khát yêu và được yêu

Trong thơ ca Việt Nam vốn dĩ đã nổi tiếng với hàng ngàn áng thơ hay của các nữ thi sĩ. Những nhà thơ ấy đã thành công trong việc nói lên những nỗi niềm của người phụ nữ, đồng thời đánh dấu bước phát triển lớn của xã hội, đẩy lùi những tư tưởng phong kiến.

Hoa Nguyễn
16:50 16/03/2021 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hồ Xuân Hương (1771 - 1822)

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, bà đã góp tên tuổi của mình để làm nổi bật cho nền văn học Việt Nam. Bà là người thông minh và rất quảng giao, thích làm quen kết bạn với nhiều người. Thế nhưng đường tình duyên của Hồ Xuân Hương lại khá lận đận, cả đời phải chịu cảnh làm lẽ và trở thành góa phụ, sống cô độc đến lúc chết.

Những áng thơ của Hồ Xuân Hương đều được trình bày theo thể loại thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt. Ý tưởng trong thơ của bà cũng rất táo bạo, chứa đựng những điều tế nhị và một vài điều cấm kỵ đối với lễ giáo đương thời.

ho xuan huong
Hồ Xuân Hương - tranh của họa sĩ Lê Lam.

Chính bởi điều này đã khiến thơ ca của Xuân Hương trở nên đặc biệt và độc đáo so với những nhà thơ khác cùng thời. Bà đã rất cố gắng trong việc đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà trở nên suy đồi. Dưới ngòi bút sâu sắc của mình, bà đã để lại cho hậu thế vô số những tác phẩm ý nghĩa.

Một số bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương phải kể đến đó là Bánh trôi nước, Cái quạt, Đánh đu, Chơi hoa, Mời trầu… Nhiều tác phẩm đã bị thất lạc song những kịch bản Nôm bằng miệng vẫn được truyền lại. 

Những vần thơ của Hồ Xuân Hương luôn thể hiện được tiếng nói của bản thân. Điểm đặc biệt trong thơ ca của bà đó là không bao giờ có sự hời hợt lạnh nhạt mà luôn chan chứa tình cảm nỗi niềm. Bà luôn đặt trái tim cháy bỏng chân thành của mình vào những bài thơ. Lúc giận dữ thì mắng chửi cho thỏa lòng, khi yêu thương thì đằm thắm dịu dàng chạm đến trái tim.

Bà Huyện Thanh Quan (1805 - 1848)

Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, quê ở Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, Hà Nội. Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825) và là vợ của Lưu Nghị (1804-1847) quê ở Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Vì Lưu Nghị từng làm tri huyện Thanh Quan nên người ta cũng gọi vợ của ông là Bà Huyện Thanh Quan. 

nu-thi-si-viet 2
Tranh vẽ Bà Huyện Thanh Quan

Vào thời vua Minh Mạng, bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi. Khoảng một tháng sau khi ông Lưu Nghị qua đời, bà viện cớ sức khỏe yếu rồi đưa 4 người con về lại Nghi Tàm rồi sống ở đây đến hết đời. 

Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, bà đã để lại cho hậu thế rất nhiều những áng thơ hay, tiêu biểu có: Qua đèo Ngang, Thăng Long hoài cổ, Cảnh chiều hôm, Chiều hôm nhớ nhà, Cảnh thu (2), Chùa Trấn Bắc. Tất cả đều là những bài thơ miêu tả cảnh đẹp thiên thiên thơ mộng, mượn cảnh tả tình và nói lên nỗi lòng của mình một cách ẩn dụ, độc đáo.

Xuân Quỳnh (1942 - 1988)

Ở tế kỷ XX, Việt Nam có một nữ thi sĩ được mệnh danh là "nữ hoàng thơ tình" đó chính là Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh tên thật của cô là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở làng La Khê, xã Vạn Khê, tỉnh Hà Tây. Bà nổi tiếng với những tác phẩm như Sóng, Thuyền và biển, Thơ tình cuối thu, Tiếng gà chiều,… 

Xuân Quỳnh xuất thân từ một gia đình công chức, mẹ mất sớm, cha thường xuyên đi làm xa nhà, từ nhỏ Xuân Quỳnh đã sống trong tình yêu thương của bà ngoại. Có lẽ cũng vì thiếu thốn tình cảm gia đình nên thơ ca của bà luôn dạt dào cảm xúc.

nu-thi-si-viet 3
Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh

Đọc thơ Xuân Quỳnh người ta nhìn thấy một người phụ nữ luôn khao khát được yêu thương. Những cung bậc cảm xúc khác nhau giống như cái cách mà bà luôn hết mình với cuộc sống. 

Những bài thơ của nữ thi sĩ này khi thì hạnh phúc ngọt ngào, khi thì đau khổ suy tư, tạo cảm giác gần gũi với người đọc. Trong đó các bài như: Sóng, Chuyện cổ tích về loài người đã được đưa vào sách giáo khoa ngữ văn của Việt Nam. Các bài Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc rất thành công.

Khi Xuân Quỳnh đến với Lưu Quang Vũ, chị gái của bà một mực phản đối. Nhưng người em gái quyết đi theo “tiếng gọi của con tim” bởi họ sinh ra là để dành cho nhau. Họ cảm nhận được sự đồng điệu trong tâm hồn đối phương. Cuộc sống thiếu vắng người kia chắc chắn sẽ trở thành khiếm khuyết. Mười lăm năm chung sống với nhau đã giúp cho tâm hồn nghệ thuật của họ thăng hoa. 

Tình yêu đã giúp Xuân Quỳnh vượt qua mọi trở ngại. Một mái nhà có cả “con anh”, “con tôi”, “con chúng ta” nhưng lúc nào cũng hạnh phúc vui vẻ. Xuân Quỳnh lớn lên thiếu hơi ấm của mẹ, nên được làm mẹ với nữ thi sĩ là một hạnh phúc vô bờ.

Xem thêm: Bí ẩn cuộc đời của Nam Phương Hoàng Hậu, những sự thật ít được tiết lộ

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận