Con người sau khi mất "nghiệp" đã gây ra có tự tiêu biến hay không?

Vì biết rõ nghiệp quả sẽ không mất đi mà theo con người từ kiếp này sang kiếp khác nên các Phật tử mới luôn không ngừng nỗ lực tu tạo phước lành, để kiếp sau được sinh về cõi lành, hưởng quả báo tốt đẹp. Chứ nếu đã mất đi rồi thì làm gì còn cơ hội để tu tạo điều lành nữa.

Hoa Nguyễn
15:04 30/12/2021 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hỏi: Kính thưa thầy, sau khi con người chết đi rồi nghiệp còn hay mất? Con chưa hiểu rõ vấn đề này, xin thầy từ bi chỉ dạy.

Đáp: Con người sau khi qua đời, nghiệp chết sẽ không bao giờ mất. Trừ phi, những người ấy đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra là những người đã đắc đạo, thì mới thấy được “nghiệp tính bổn lai không”. Tuy nhiên, những tội lỗi mà con đã gây ra từ kiếp này hay kiếp trước tất nhiên sẽ phải có nghiệp quả, dù người đó đã ngộ đạo. Trường hợp như đức Phật vẫn còn phải trả quả báo “kim thương mã mạch”, ngài Tổ Huệ Khả phải bị ngồi tù, hay Ngài Mục Kiền Liên bị đám côn đồ đánh chết. 

nghiep chet 6

Tuy nhiên, đối với các Ngài khi trả nghiệp thì khác hơn chúng ta. Chúng ta trả nghiệp trong sự thống khổ kêu khóc rên la. Còn đối với các Ngài không có gì là khổ đau cả. Vì các Ngài đã thấy rõ “ngũ uẩn giai không”. Cho nên, sự trả nghiệp của các Ngài cũng giống như trò chơi, không có gì phải lo âu hay sợ hãi.

Nói như thế để chúng ta thấy rằng, một khi nghiệp chết mà con người đã gây thì sẽ không bao giờ mất đi. Tuy nhiên, nghiệp báo này hoàn toàn có thể chuyển hóa được. Nếu không thì chúng ta tu để làm gì. Thế nhưng chúng ta chỉ có khả năng chuyển nghiệp chết từ nặng thành nhẹ. Chứ không thể nào làm nó biến mất hoàn toàn được.

Trong kinh Phật có nói:

“Giả sử bá thiên kiếp

Sở tác nghiệp bất vong

Nhân duyên hội ngộ thời

Quả báo hoàn tự thọ”.

Tạm dịch :

Dù trải qua trăm ngàn kiếp

Chỗ tạo nghiệp không mất

Khi nhân duyên đến rồi

Quả báo tự chịu lấy."

Như thế, thì nghiệp chết làm sao hoàn toàn mất đi được? Thực tế, nghiệp tuy không mất, nhưng nếu chúng ta biết tu, ăn năn sám hối, thì có thể chuyển nghiệp nặng thành nghiệp nhẹ, nghiệp nhẹ hóa hư vô.

nghiep chet 7

Ví dụ như anh A vì nóng giận đánh anh B bị trọng thương, lẽ ra, anh B sẽ tìm cách đánh trả thù anh A cho hả giận. Nhưng anh A sau đó biết ăn năn hối cải, bỏ qua những lỗi lầm sai quấy mà đến gặp anh B để xin tha lỗi. Thế là anh B ban đầu có ý định đánh anh A để trả thù, nhưng nay thấy anh A tỏ lòng hối cải bèn tha thứ. 

Thay vì đánh anh A, anh B chỉ trách móc và mắng anh A để xả giận mà thôi. Đó là anh A đã chuyển được cái nghiệp quả nặng thành nghiệp quả nhẹ. Chuyển nghiệp là như thế. Còn hành động anh A đánh anh B bị trọng thương sẽ không bao giờ mất ở trong lòng anh B. Và cái nghiệp đó sẽ không bao giờ mất. Tuy anh B đã tha thứ, nhưng trong lòng anh thì không bao giờ quên. 

Một ví dụ khác nữa, có 3 gia đình cùng tọa lạc trên một con phố. Trong 3 gia đình đó, ông A làm nghề thầy giáo, ông B làm nghề bác sĩ, ông C làm nghề kỹ sư. Bỗng một hôm, cả 3 căn nhà đều bị lửa thiêu cháy hết sạch. Tất cả đồ đạc của cải trong nhà đều bị thiêu hủy, chỉ có những người trong 3 gia đình đó còn sống. Như vậy, nhà cửa của cải tuy bị hỏa hoạn làm cháy hết, nhưng nghề nghiệp của 3 ông đó vẫn còn. Ông thầy giáo vẫn tiếp tục dạy học. Ông bác sĩ vẫn tiếp tục chữa bệnh và ông kỹ sư vẫn tiếp tục hành nghề như cũ.

nghiep chet 5

Như vậy có nghĩa là cái gì có hình tướng đều bị hư hoại, thiêu hủy, nhưng còn cái nghề nghiệp không hình tướng kia sẽ không bị mất đi. Qua ví dụ này chúng ta thấy được, nếu một ngày thân thể chúng ta chết, nhưng nghiệp chúng ta đã gây thì không bao giờ mất, nó sẽ theo sát chúng ta như hình với bóng. Chúng ta tu tập tốt thì được vãng sinh về cõi Tịnh. Do đó, nhân và quả không bao giờ sai chạy vậy.

Các Phật tử có thể tìm hiểu thêm về điều này trong cuốn Chứng Đạo Ca của Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác nói: “Sát na diệt khước A tỳ nghiệp”. Nghĩa là, Ngài nói cái nghiệp A tỳ, tức là Vô gián địa ngục, chỉ diệt đi trong một sát na thôi. Nếu không hiểu chỗ này, bạn sẽ luôn cảm thấy hoang mang nghi ngờ và cho rằng có sự mâu thuẫn với nhau. 

nghiep chet

Nên nhớ, Ngài Huyền Giác nói, là Ngài đứng trên lập trường của giáo lý tối Thượng thừa, thuộc Kinh Liểu Nghĩa. Người ta đọc câu đó mà quên câu đầu của bài Ca nói: “Chứng thật tướng vô nhơn pháp”. Nghĩa là, người chứng được Thật Tướng, tức Vô Tướng, thì còn gì là Nghiệp A Tỳ ? Bởi vì, đến đây là người chứng đạo, sống trọn vẹn với cái chân lý Tuyệt Đối, nên thấy rất rõ : "Nhân Không và Pháp Không", như vậy, thì có gì là nghiệp với không nghiệp? Đó là cái thấy cùng tột, vượt ngoài đối đãi của người chứng đạo.

Như trên đã nói, đối với các Ngài thì không thấy có, nhưng không phải là không có địa ngục A tỳ. Địa ngục sẽ xuất hiện đối với những ai còn si mê dục vọng. Và ngược lại nó sẽ không xuất hiện đối với những ai đã tròn chứng Pháp thân, nghĩa là không còn vô minh vọng chấp. Hiểu như vậy, thì chúng ta sẽ không còn nghi ngờ và cho là mâu thuẫn với nhau nữa.

Tóm lại, vì biết rõ nghiệp chết không mất đi, nên người Phật tử mới gia công nỗ lực tu tạo phước lành, để mai sau sinh về cõi lành, hưởng quả báo tốt đẹp. Người không tin nhân quả nghiệp báo, đối với tự thân và xã hội đều là họa hại lớn, vì họ mãi gây tạo nghiệp ác. Một khi đã gây tạo nghiệp ác, thì vĩnh kiếp trầm luân trong bể khổ mà không cách nào thoát ra.

Xem thêm: Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Mỗi chúng ta vẫn luôn "mang 1 đứa bé bị thương ở trong"

Từ khoá:
nghiệp chết
Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận