Cận cảnh chiếc kiệu của Đức Từ Cung trong "Tử Cấm Thành" Huế: Xịn hơn nhiều so với phim cổ trang Trung Quốc

Chiếc Phụng liễn của Từ Cung Thái Hậu đã có tuổi đời lên đến hàng trăm năm nhưng vẫn ở trong tình trạng tốt. Nhiều người còn cho rằng, chiếc kiệu này còn "xịn" hơn nhiều so với những chiếc kiệu trong phim cổ trang Trung Quốc.

Hoa Nguyễn
07:00 25/09/2021 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ Cung Hoàng thái hậu (1890 – 1980), phong hiệu chính thức là Đoan Huy Hoàng thái hậu, là phi thiếp của vua Khải Định, thân mẫu của vua Bảo Đại thuộc triều đại Nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Từ nô tỳ trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ

Từ Cung Thái hậu có tên thật là Hoàng Thị Cúc, người ở làng Mỹ Lợi, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Theo gia phả của họ Hoàng làng Mỹ Lợi. Sinh thời ông Tích cưới người phụ nữ tên La Thị Huân và có 2 người con 1 trai 1 gái. Khi người con gái thứ 2 chào đời, ông đón người chị gái của vợ là bà La Thị Sơn đến giúp việc nhà.

Tuy nhiên, ông Tích dần có tình cảm với bà Sơn, một thời gian sau cả hai có với nhau một người con gái và đặt tên là Hoàng Thị Cúc. Sau khi bà Cúc ra đời, bà La Thị Sơn cảm thấy có lỗi với em gái nên đã để lại cô con gái cho ông Tích và bà Huân nuôi, còn mình thì về quê. Sau này bà cũng kết hôn với một người đàn ông khác.

kieu cua tu cung thai hau 4

Sinh ra trong một gia đình quan tri huyện, thế nhưng từ nhỏ, Hoàng Thị Cúc lại có một cuộc sống vất vả và khổ cực. Ông bà tri huyện không may mất sớm. Bà Hoàng Thị Cúc khi ấy còn quá nhỏ, phải sống nhờ gia đình người anh trai cả là Hoàng Trọng Khanh. Thật không may, Trọng Khanh lại là người ham mê cờ bạc, tiền của liền đội nón ra đi chỉ trong thời gian ngắn.

Quá túng thiếu, ông Khanh đã bán cả cô em gái cùng cha khác mẹ cho những nơi quyền quý. Bà Hoàng Thị Cúc được đưa vào trong cung để hầu hạ hai bà Thánh Cung Nguyễn Hữu Thị Nhà và Tiên Cung Dương Thị Thục - Vợ góa của vua Đồng Khánh.

kieu cua tu cung thai hau 6

Từ đây, bà được tiếp xúc với ông Phụng Hóa công Nguyễn Phúc Bửu Đảo, con của bà Tiên cung. Trong một lần vào thỉnh an Mẫu hậu, Hoàng tử Bửu Đào đã phát sinh quan hệ với cung nữ Hoàng Thị Cúc khiến cô cung nữ này mang thai. Sau này đứa trẻ ấy chính là Vua Bảo Đại - Vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Bà Hoàng Thị Cúc từ cô cung nữ tầm thường 1 bước trở thành mẫu nghi thiên hạ.

Chiếc kiệu được trạm trổ hoa văn tinh xảo

Bắt đầu từ thời phong kiến nhà Nguyễn, vua chúa mỗi lần xuất cung đều sử dụng kiệu để đi lại. Sách Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lên đã dành hẳn một chương để miêu tả các loại kiệu được vua quan nhà Nguyễn sử dụng. Với những quy định rất cụ thể về tên gọi, số lượng kiệu cùng với các nghi trượng đi kèm, tùy thuộc vào vị thế và thứ bậc của người sử dụng. 

kieu cua tu cung thai hau 2

Đối với chiếc kiệu được Từ cung Thái hậu sử dụng năm xưa có thể thấy đội xe này bao gồm 1 xe phụng dư và 1 xe phụng tiễn. Lỗ bộ tháp tùng từ giá có 2 lá cờ rồng, 2 lá cờ phụng, 2 lá cờ thanh đạo, 8 lá cờ phướn, 2 quạt thêu hình rồng phụng màu vàng, 4 quạt thêu hình rồng phụng màu đỏ, 4 quạt thêu hình loan phụng màu xanh, 20 thứ binh khí khác.

Trong Tử cấm thành ở Huế, khu vực Nhà Tả là nơi lưu giữ và trưng bày một số hiện vật lịch sử hiếm có của nhà Nguyễn, bao gồm  chiếc kiệu cổ của Hoàng Thái hậu Từ Cung.

Theo quy định của Triều Nguyễn, kiệu là phương tiện đi lại chỉ dành cho Hoàng đế, Hoàng thái hậu và Thái tử, những người có địa vị cao quý trong hoàng tộc. 

kieu cua tu cung thai hau 3

Kiệu Phụng Liễn có cấu tạo bao gồm một bệ ngồi chạm long vân, có mái che, đặt trên một giàn đòn. Đây là một phần của lỗ bộ, một bộ vật dụng được sử dụng tùy theo tính chất nghi lễ, bao gồm: Kiệu, cờ, quạt, tàn, lọng, bộ binh, khí, chuông, trống,...  Kiệu của vua gọi là Long liễn (hoặc ngự liễn), thông thường có kết cấu gồm một cái ghế chạm long vân, có mái che, đặt trên một giàn đòn và có đến 16 người để gánh.

kieu cua tu cung thai hau 1

Kiệu của Hoàng thái hậu gọi là Phụng liễn, có kết cấu giống Long liễn, nhưng thân kiệu thường được làm thành hình hộp để tạo sự kín đáo cho người ngồi bên trong. Cũng như Long liễn, Phượng liễn cũng có 16 người khiêng. Ngày nay, chiếc Phụng liễn của Hoàng thái hậu Từ Cung đã có tuổi đời lên đến hàng trăm năm nhưng vẫn ở trong tình trạng rất tốt và không có dấu hiệu bị mối mọt hay phai nhạt màu sơn.

Xem thêm: Bất ngờ với bữa ăn cầu kỳ của Vua triều Nguyễn: Hoàng trăm người phục vụ, Ngự y phải nếu thức ăn trước vì sợ bị đầu độc

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận