Sự thật về Đồi Thông Hai Mộ và Hồ Than Thở tại Đà Lạt ít người biết đến

Bất cứ ai khi đến với Đà Lạt cũng sẽ được nghe kể về chuyện tình ở Hồ Than Thở và Đồi Thông Hai Mộ. Đây là một câu chuyện bi thương nhưng cũng không kém phần ma mị khiến Đà Lạt trở nên hấp dẫn hơn trong mắt du khác.

Hoa Nguyễn
10:00 12/07/2022 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngày nay, khi du khách đến Đà Lạt thăm Đồi Thông Hai Mộ nằm bên Hồ Than Thở, thường sẽ được các hướng dẫn viên du lịch kể về mối tình chung thủy của người sĩ quan tên Vũ Minh Tâm và cô giáo Lê Thị Thảo. Thậm chí nếu bạn là du khách tự do không có hướng dẫn viên du lịch đi cùng thì khi tới nơi sẽ được nghe những chị bán hàng rong kể chuyện về đồi thông hai mộ. 

Chuyện tình bên hồ Than Thở đã được ghi vào từng trang văn, trang thơ và những bài hát nổi tiếng. Có đến 2 câu chuyện khác nhau về đồi thông 2 mộ bên Hồ Than Thở và cũng có một số câu chuyện tam sao thất bản. Nhưng câu chuyện chính thức vẫn là chuyện tình giữa cô giáo Lê Thị Thảo và chàng sĩ quan học trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt tên Vũ Minh Tâm.

cau-chuyen-bi-thuong-ve-ho-than-tho-va-doi-thong-hai-mo-3

So với những danh thắng khác của Đà Lạt thì Hồ Than Thở tương đối hoang sơ, vắng vẻ, không có gì khác ngoài một đồi thông thoai thoải xuống hồ nước nằm hiu quạnh, quanh năm cô tịch và mang một không khí ma mị, âm u rợn người. 

Cho đến năm 1997 thì công ty Thùy Dương được chính quyền tỉnh Lâm Đồng cấp phép xây dựng, cải tạo lại khu danh thắng Hồ Than Thở để khai thác du lịch. Trong đó phần mộ nằm bên hồ cũng được sửa sang lại, công ty này cũng đã ghi lại câu chuyện tình Tâm - Thảo.

Theo lời kể này thì chuyện tình Tâm Thảo là có thật và nó xảy ra vào thập niên 50 của thế kỷ trước. Lúc đó Vũ Minh Tâm quê ở Vĩnh Long, theo học trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, còn cô giáo Lê Thị Thảo là giáo viên trường nữ Bùi Thị Xuân. Họ gặp nhau tại Đà Lạt thơ mộng và đem lòng yêu thương nhau, cùng nhau thề nguyện bên hồ Than Thở.

cau-chuyen-bi-thuong-ve-ho-than-tho-va-doi-thong-hai-mo-5

Thời gian trôi qua khi tình cảm dần trở nên thắm thiết, đôi nhân tình đã cùng nhau thề nguyền sẽ kết duyên vợ chồng và ở bên nhau mãi mãi. Tuy nhiên chuyện tình Tâm - Thảo gặp trắc trở vì hoàn cảnh gia đình. Cô Thảo vốn là trẻ mồ côi được các nữ tu nuôi dưỡng từ nhỏ. Còn Tâm là con một trong gia đình giàu có ở Vĩnh Long. Vì không môn đăng hộ đối nên gia đình Tâm đã ra sức ngăn cản mối tình này.

Ngày anh Tâm tốt nghiệp, gia đình bắt anh phải về quê cưới một cô gái con nhà gia thế. Dù không yêu nhưng vì chữ hiếu, vì nghĩa vụ với gia đình, Tâm đành phải nghe theo nhưng trong lòng vẫn luôn nghĩ về người yêu của mình.

cau-chuyen-bi-thuong-ve-ho-than-tho-va-doi-thong-hai-mo-1

Khi biết tin anh Tâm lấy vợ ở quê, Thảo đã rơi vào tuyệt vọng, thế giới như suy sụp hoàn toàn. Trong một buổi chiều buồn, cô nghĩ quẩn và gieo mình xuống hồ Than Thở để kết thúc cuộc đời. Trước đó cô đã xé tà áo dài trắng và viết lên 2 câu thơ để trên hồ:

Tà áo trắng nay tình ta đã hết.

Chút tình này xin trả lại cho nhau.

Cô gái đã chọn chôn vùi cuộc đời mình ở Hồ Than Thở - cũng là nơi thường hẹn hò nhau, viết nên câu chuyện tình Tâm Thảo. Khi người dân phát hiện ra Thảo, họ cũng để cô nằm lại vĩnh viễn cạnh Hồ Than Thở trong một nấm mồ trinh nhỏ bé. Vài tháng sau, chàng Tâm quay lại Đà Lạt thì hay tin người yêu mình đã không còn. Chàng vô cùng ân hận, ra mộ nàng ở Hồ Than Thở và thấy như đất trời suy sụp.

Sau đó chàng sĩ quan Tâm xung phong ra tiền tuyến để chiến đấu. Một lần lâm trận, anh bị thương nặng, biết mình không qua khỏi, trong lời trăn trối sau cùng, Tâm mong muốn được về Đà Lạt, chôn cạnh người mình yêu và làm cho hai người một tấm bia mộ chung. 

cau-chuyen-bi-thuong-ve-ho-than-tho-va-doi-thong-hai-mo-4

Nhưng sau đó mộ chàng Tâm được gia đình di dời về quê nhà để an táng. Lời xưa thề ước cuối cùng cũng không trọn vẹn. Sau này người ra để một ngôi mộ giả kế bên, đề tên là Vũ Minh Tâm để hoàn thành di nguyện của người xưa.

Sau năm 1975, chính quyền đổi lại là Hồ Sương Mai, nhưng người dân không quen với tên mới nên vẫn gọi là Hồ Than Thở, nên cái tên này chính thức được dùng lại từ năm 1990 đến nay.

Xem thêm: Mãn nhãn với kiến trúc của Dinh Tỉnh Trưởng và những biệt thự cổ trăm tuổi tại Đà Lạt

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận