Tìm hiểu về khái niệm Bồ Đề trong Đạo Phật
Cây bồ đề được xem là biểu tượng thiêng liêng của Phật giáo liên quan đến sự tích giác ngộ của Thái tử Tất Đạt Đa. Ngài ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề và trở thành một vị Phật. Về sau người ta lấy loại cây này để biểu trưng cho sự giác ngộ trong Phật giáo.
Bồ đề nghĩa là gì?
Bồ đề theo ngôn ngữ của Phật Giáo chính là thức tỉnh, giác ngộ hay trí tuệ. Thông thường, Bồ đề bao gồm 7 pháp tu tập đưa đến giác ngộ và sự chứng đắc giác ngộ thông qua các nguyên lý dẫn đến sự chín muồi của tỉnh thức. Bên cạnh đó, trong ý nghĩa đặc biệt của giác ngộ, thuật ngữ "Bồ đề" còn được dùng để nói đến sự giác ngộ của chư Ðộc Giác Phật.
Bồ đề chính là đạt được trí tuệ về Tứ Thánh Ðế. Mặt khác, con đường Giác ngộ ả giác ngộ là con đường có nghĩa là Tám Con Ðường Chân Chánh. Giác ngộ được giải thích như là sự thấu suốt bốn điều chân thật cao quý, đó là Bốn Ðiều Chân Thật Vi Diệu. Chứng đạt giác ngộ là thể nghiệm cá nhân và vì vậy chỉ có người đạt ngộ mới thấu triệt bản chất và ý nghĩa của giác ngộ.
Ý nghĩa lá Bồ đề trong Phật giáo
Cây bồ đề là một loài cây mang ý nghĩa thiêng liêng trong Phật giáo. Trong phong thủy, lá bồ đề mạ vàng còn giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, công việc.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận biết được hình ảnh cây bồ đề gắn liền với quá trình giác ngộ và tu hành của Đức Phật. Dưới gốc cây bồ đề, Đức Phật đã tìm ra được đạo lý nhà Phật và tu thành chính quả.
Theo các điển tịch về Phật giáo, cây bồ đề đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời tu hành của Đức Phật. Đức Phật đã ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề và từng bước giác ngộ được giáo lý của nhà Phật. Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã đi khắp châu Á để truyền bá giáo lý và hướng mọi người đi theo con đường tu tập.
Chính vì vậy, cây bồ đề được trồng ở nhiều nơi trên thế giới và tượng trưng cho sự may mắn, linh thiêng. Cây bồ đề là biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ nên nó còn được gọi là “cây giác ngộ”.
Lá bồ đề có hình dạng giống trái tim, mà trái tim thường ấm áp, mãnh liệt, dạt dào tình cảm. Do đó, lá Bồ đề cũng chính là tượng trưng cho tình thương, sự từ bi của Đức Phật dành cho chúng sinh. Vì thế mà lá bồ đề mạ vàng được mệnh danh là thần hộ mệnh cho tất cả mọi người. Lá bồ đề sẽ giúp mọi người suy xét mọi việc một cách thấu đáo trước khi đưa ra bất cứ quyết định gì. Nhìn chung, lá bồ đề chính là mang ý nghĩa giúp tâm mình được che mát, soi sáng, thức tỉnh.
Nếu tìm hiểu quá trình tu hành dưới gốc bồ đề của Đức Phật dưới gốc cây bồ đề thì bạn sẽ thấy, dù ngài chó bị rất nhiều yêu ma quấy rối nhưng Đức Phật vẫn không hề bị ảnh hưởng. Chính là nhờ vào cây bồ đề ấy đã che chở giúp Đức Phật đánh bại tâm ma để tu thành chánh quả. Do đó, nhiều người tin rằng, lá bồ đề cũng có thể giúp khử trừ tà ma, giữ vững tâm tính, loại bỏ lòng tham sân si, hướng con người đi về phía đạo.
Mặc dù đã trải qua nhiều năm nhưng những bí ẩn về cây bồ đề và lá bồ đề vẫn luôn là đề tài nghiên cứu được nhiều người khám phá. Con người vẫn tin rằng trên mỗi lá bồ đề sẽ có một thế lực tâm linh nào đó, giúp đỡ và chở che để con người được bình an và may mắn.
Cho nên, mỗi người, mỗi nhà nên trồng ít nhất một cây Bồ Đề để luôn nhắc nhở bản thân phải tu tập chuyển hóa lòng tham sân si mà quyết chí tu hành, phụng sự nhân sinh. Đó là chưa kể, cây Bồ Đề còn là loại cây nhả khí Oxy cả ngày lẫn đêm, giúp con người khỏe khoắn và thư thãi hơn. Với những ý nghĩa về cả mặt tâm linh lẫn sinh thái như vậy, không có lý do gì chúng ta lại không tự trồng một cây Bồ đề trong vườn nhà hoặc thỉnh lá Bồ đề về để trở thành bùa bình an giúp cuộc sống thêm tốt đẹp hơn.
Xem thêm: Bí ẩn đền Nguyệt Hồ - Nơi duy nhất thờ bà Chúa Bói
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận