Ý nghĩa thú vị của việc tắm nước cây mùi già vào chiều 30 Tết

Tắm lá nước cây mùi già vào chiều 30 Tết (chiều Tất niên) là tục lệ lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, có những lưu ý khi tắm mùi già mà không phải ai cũng biết.

Đỗ Thu Nga
16:18 31/01/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vì sao nhất định phải tắm nước cây mùi già vào chiều 30 Tết?

Năm nay, ngày 29 Tết được xem là 30 Tết bởi vì đó là tháng thiếu. Trong ngày này, các gia đình Việt đều bận rộn chuẩn bị lễ cúng Tất niên, chuẩn bị ăn bữa cơm sum vầy. Tuy nhiên, trong buổi chiều 30 Tết không thể thiếu một tục lệ quan trọng chính là tắm nước cây mùi già. 

Theo quan niệm dân gian, việc tắm nước cây mùi già vào ngày cuối năm nhằm xua tan những điều xui xẻo, không vui của năm cũ để sẵn sàng đón một năm mới tốt lành. 

Để có một nồi nước tắm chất lượng cần chọn cây mùi già cả rễ, thân tía, nhiều hoa trắng và nụ về rửa sạch nhưng không làm nát. Không cần cho quá nhiều cây mùi già vào nồi nước tắm mà vẫn tỏa ra được mùi hương thơm ngát, gột sạch những đen đủi của năm cũ, mang đến cảm giác thanh sạch, khoan khoái nhờ hương thơm nhẹ nhàng...

Y-nghia-thu-vi-cua-viec-tam-nuoc-cay-mui-gia-vao-chieu-30-Tet-9
Thấy mùi già là thấy Tết

Bên cạnh ý nghĩa tâm linh, văn hóa dân gian, tắm nước cây mùi già chiều 30 Tết còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bởi cây mùi có tác dụng điều trị chứng trầm cảm, căng thẳng, đau đầu. Ngoài ra, chúng còn có công dụng giảm đau, chữa cảm mạo rất tốt. Tinh dầu trong rau mùi cũng chứa lượng chất chống oxy hóa cao giúp làm sạch da, chống viêm. Tắm với nước từ loại rau này còn giúp lưu mùi hương dễ chịu và giúp tinh thần thoải mái, thư giãn.

Hương lá cây mùi già còn tạo cảm giác tinh khiết, nhẹ nhàng vô cùng dễ chịu. Nhiều người giải thích rằng, do lá mùi già có vị cay, tính ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe.

Bên cạnh đó, mùi già còn giúp ích cho những người bị suy nhược thần kinh, trầm cảm, đau nhức nửa đầu, căng thẳng. Rau mùi giúp giảm đau trong chứng phong thấp, thấp khớp, làm dịu cơn co rút, cũng được dùng để chữa trị cảm.

Y-nghia-thu-vi-cua-viec-tam-nuoc-cay-mui-gia-vao-chieu-30-Tet-8

Chưa hết, mùi già còn có tính sát khuẩn tốt. Tinh dầu rau mùi chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm trong trường hợp nhiễm siêu vi và vi trùng đường hô hấp, tiêu hóa, viêm đường tiểu. Vậy nên, tắm nước đun từ lá mùi già có tác dụng làm sạch da, chống viêm nhiễm.

Nhiều người lại lý giải thêm, rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng tiêu thực, thông đại tiểu tiện, trị chứng phong tà làm đậu, sởi không mọc lên được.

Những trường hợp không nên tắm cây mùi già

Tắm nước cây mùi già rất tốt, song không phải ai cũng có thể tắm được. Dưới đây là những người không nên tắm nước cây mùi già:

- Những người mắc bệnh viêm da: Tuyệt đối không tắm nước lá mùi khi da có vết thương hở, bong tróc, nhiễm trùng hay viêm da bởi chúng có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

- Không tắm khi ăn no: Không nên tắm khi vừa ăn bởi hoạt động này có thể gây ra chứng đầy bụng hay các vấn đề về đường ruột khác.

- Không nên sử dụng nước lá mùi già để tắm cho trẻ sơ sinh.

- Những ai đang bị ốm: Không tắm lá mùi khi cơ thể đang không khỏe, cảm, sốt bởi điều này sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Y-nghia-thu-vi-cua-viec-tam-nuoc-cay-mui-gia-vao-chieu-30-Tet-7
Người bị thủy đậu không nên tắm nước cây mùi già

- Những người bị thủy đậu hay sởi: Tắm khi cơ thể đang mắc những bệnh này sẽ làm tăng thời gian ủ và phát bệnh gây nguy hại cho sức khỏe.

Có một số lưu ý khi tắm nước mùi già: Nên chọn loại mùi đã trổ hoa, kết trái, thân cây đã chuyển từ màu xanh sang nâu tía và khi đun lên, cho mùi thơm ngan ngát, cay cay, rất riêng biệt. 

Để có được nồi nước thơm tắm cho cả nhà, bó lá mùi được rửa sạch sẽ, không để nát lá rồi cho vào nồi nước đun sôi kỹ. Chỉ cần 2 bó thôi cũng đủ để bạn có nồi nước tắm to, mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu, dùng cho cả nhà.

Trước khi tắm nên thử trước trên da tay để chắc chắn da của bạn không bị kích ứng bởi nước tắm lá mùi và sẽ gây hại cho da.

Cách đun nước tắm cây mùi già chiều 30 Tết

Cách 1:

1 bó cây mùi già tươi (500-1000g cây mùi tươi già có cả hoa, quả đem rửa sạch.

Cho vào nồi đun cùng nước sạch và đun sôi, khi sôi bùng thì cho nhỏ lửa để sôi lăn tăn tầm 15 phút thì bắc xuống

Chắt nước để nguội, hoặc pha thêm nước vừa đủ ấm để tắm. Có thể tắm trực tiếp, hoặc pha thêm nước đều được, khi tắm cho thêm 1 thìa muối và gừng (nếu có).

Phần bã cây mùi có thể thể tận dụng cho thêm nước để đun tiếp cho sôi lăn lăn liên tục để tỏa hương cho thơm nhà.

Y-nghia-thu-vi-cua-viec-tam-nuoc-cay-mui-gia-vao-chieu-30-Tet-6

Cách 2:

Nguyên liệu

- 1 bó lá mùi loại già có hoa, có quả thân màu tía để có thứ nước thơm cay ngan ngát riêng biệt.

- 3 thìa muối

- 1 củ gừng

- Nước lã sạch

Cách làm

Cây mùi già, muối, gừng rửa sạch, để ráo.

Gừng đập giập.

Cuộn tròn cây mùi già thành bó nhỏ rồi cho vào nồi nước. Cho gừng đã đập giập vào để tạo mùi thơm rồi đun tới sôi.

Để nước mùi nguội bớt thì chắt lấy nước ra chậu, hòa thêm chút muối trắng để tắm.

Có thể tận dụng lá mùi bằng cách đổ nước vào đun sôi cho người nhà tắm tiếp.

Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi làm mâm cúng tất niên chiều 30 Tết 2022

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận