Vua Minh Mạng đã làm thế nào để dẹp nạn "sâu mọt" đục khoét của dân?

Vua Minh Mạng là 1 trong những vị hoàng đế rất quyết liệt trong việc chống tham nhũng. Vua Minh Mạng đã ra lệnh chặt bàn tay của thủ phạm, xóa tên trong sổ làm quan...

Đỗ Thu Nga
17:00 06/06/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Minh Mạng (25/5/1791 - 20/1/1841) hay Minh Mệnh là vị hoàng đế thứ 2 của triều Nguyễn. Ông trị vì từ năm 1820 cho đến khi quan đời, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ. 

Mặc dù có một số chính sách sai lầm hạn chế song các sử gia vẫn đánh giá vua Minh Mạng là vị vua kiệt xuất nhất triều nhà Nguyễn. Ông cũng được biết đến là vị vua siêng năng, luôn thức khuya dậy sớm để làm việc. Ông thường nói với quan lại: "Lòng người, ai chả muốn yên hay vì chuyện sinh sự để thay đổi luôn, lúc trẻ tuổi còn khoẻ mạnh mà không biết sửa sang mọi việc, đến lúc già yếu thì còn mong làm gì được nữa. Bởi thế trẫm không dám lười biếng bất kỳ lúc nào". Trong thời gian trị vì, ông đã thay đổi nhiều việc từ nội tri, ngoại giao cho đến những cải cách xã hội cùng những việc trong dòng họ. 

Được biết, ngay từ khi lên ngôi, vua Minh Mạng đã rất cương quyết trong hoạt động chống tham nhũng. Ông từng chính tay ngăn chặn nạn tham nhũng, xử lý quan lại tham ô để làm gương răn đe. 

Dưới thời nhà Nguyễn, việc tham ô tham nhũng của dân bị trừng phạt vô cùng nghiêm khắc. Bộ luật Gia Long có 400 điều, 79 quy định về các tội liên quan đến tham nhũng. Trong đó có đến 31 điều  quy định quan lại nhận hối lộ phải chịu hình phạt nặng nhất là 70 trượng, cao nhất là treo cổ.

vua-minh-mang-dep-loan-sau-mot-duc-khoet-cua-dan-the-nao-9
Vua Minh Mạng chặt tay quan tham vì nhận hối lộ

Vào tháng 11/1881, Tư vụ Nội vụ phủ Nguyễn Đức Tuyên ăn bớt nhựa thơm, rồi lấy mật trộn lẫn vào, để ít hóa nhiều. Sự gian dối này sau đó bị phát hiện, đáng lẽ cũng bị xử tử và chặt tay treo ở khi nhưng để răn đe nghiêm hơn vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ: “Chặt một bàn tay thủ phạm Nguyễn Đức Tuyên đem treo, xóa tên trong sổ làm quan, để lại cho nó cái đầu, khiến nó suốt đời hối hận”.

Vào tháng 5/1923, quan làm việc tại Phủ Nội vụ Lý Hữu Diệm lấy trộm hơn 1 lạng vàng bị phát hiện và đưa ra chợ Đông Ba xử chém khiến trước sự chứng kiến của dân chúng.

Một trong vụ "dẹp loạn" nạn tham nhũng nổi tiếng nhất của vua Minh Mạng là vụ án "hạt thóc cân điêu". Vụ án này được chính sử gia nhà Nguyễn ghi chép trong bộ Đại Nam thực lục. 

Theo ghi chép, Đinh Văn Tằng là quan coi kho ở tỉnh sơn Tây (nay là thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội). Người này có nhiệm vụ cân thóc cho binh sĩ khi đến kỳ nhận lương. 

Để bớt xén quân lương thu lợi riêng, lúc cân thóc, Đinh Văn Tăng thường nhanh tay cắt xén bớt thóc của binh sĩ. Sự việc này lâu dần bị các binh sĩ phát hiện, họ kêu ca và kiến nghị lên quan Tổng đốc Lê Quang Cương.

vua-minh-mang-dep-loan-sau-mot-duc-khoet-cua-dan-the-nao-0

Nghe vậy, Lê Quang Cương cho người theo dõi, bắt quả tang Đinh Văn Tăng tham nhũng. Sau đó, quan Tổng đốc làm tấu chương về triều đề nghị áp dụng hình thức xử phạt với tên quan tham này. 

Đọc xong tấu chương, vua Minh Mạng truyền lệnh cho Hình bộ: "Trước đây binh dịch ở kho và quan lại trông coi thông đồng với nhau làm bậy, khi phát thóc ra thì nhẹ tay, đóng vào thì nặng tay, lợi mình thiệt người, cái gì cũng làm. 

Ta biết rõ hết nên khi việc phát giác ra tất trị tội nặng để răn đe kẻ điêu gian, lại nghĩ đổi lại cách thức cái hộc, cái phương đặt làm quy chế lâu dài. Chẳng ngờ ta khổ tâm lo nghĩ và quan tâm tới dân chúng, muốn đặt ra khuôn phép tốt lành để tỏ sự tin thực công bằng ấy lại bị bọn kia dám giở nhiều ngón xảo trá, xoay cách vơ vét, thật đáng căm giận biết bao. Tên chính phạm Đinh Văn Tăng tội chết có thừa”.

Vua Minh Mạng ra lệnh thi hành bản án chém đầu Đinh Văn Tăng. Thủ cốc đem ra bêu trước cổng thành. Đồng thời chặt bàn tay ướp muối phơi khô rồi treo lên để răn đe quan lại, binh lính.

Ngoài ra, những kẻ liên quan đến vụ án này cũng bị xử phạt nghiêm. Viên coi kho Nguyễn Oanh Chấn cùng Đinh Văn Tam bớt xét thóc bị xử thắt cổ; suất đội Nguyễn Viết Tân giám sát nhưng không phát hiện hành vi tham ô bị phạt 100 trượng, đi đầy 3 năm; quan Bố chính Lê Nguyên Hy không xem xét kỹ hoạt động cấp phát, cân đo thóc bị giáng chức; 4 lính coi kho cũng bị đóng gông giam ở cửa kho thóc 1 tháng, khi mãn hạn phạt 100 trượng.

Trong một buổi chầu, vua Minh Mạng từng nói: "Dùng hình phạt để mong đi đến chỗ không cần hình phạt". Các nhà sử gia nhận định, một số chính sách chống tham nhũng của Minh Mạng còn nhiều bó hẹp trong lề lối, khuôn phép chế độ phong kiến song ít nhiều cũng đã tạo ra hiệu quả tích cực trong việc "dẹp loạn" tham nhũng.

Xem thêm: Cung nữ cuối cùng của triều nhà Nguyễn vừa qua đời là ai?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận