Vì sao tất thảy chúng ta phải sám hối?

Biết sám hối là chân lý của Đạo Phật. Điều này giúp ta tránh xa sự đố kỵ, phiền phức không đáng có. Khi ấy, phúc báo sẽ đến với những người biết sám hối.

Đỗ Thu Nga
15:00 08/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sám hối hiểu một cách đơn giản đó là biết nhận về các lỗi lầm mình đã gây ra, ăn năn sửa chữa lỗi lầm đó và hứa sẽ không tái phạm thêm một lần nào nữa. 

Vì sao chúng ta phải sám hối?

Sống trên đời, chẳng ai là người không mắc phải sai lầm. Cõi đời được gọi là cõi trần, mà đã là cõi trần thì làm gì có ai hoàn toàn trong sạch? Bụi đời phủ lên thân ta, len lỏi trong từng tế bào của ta. Chúng che mờ mắt khiến ta không nhìn rõ đường chính đạo, khiến ta đi vào lạc lối, vẩn đục tâm hồn.

Sám hối cũng có thể hiểu đơn thuần là lời xin lỗi. Đây là một hành vi đạo đức của con người khi họ gây ra lỗi lầm và muốn được người bị tổn thương tha thứ. Xin lỗi cũng là bài học mà ta được cha mẹ, thầy cô dạy khi còn nhỏ. 

Thế nhưng đâu phải ai cũng có thể và cũng bằng lòng nói ra lời xin lỗi. Con người ta bị chính chấp ngã và chấp thủ của mình ghi chặt. Chấp ngã đề cao cái tôi của bản thân, dù biết mình sai, mình có lỗi nhưng không chịu nhận vì sợ đánh mất giá trị bản thân và người khác sẽ coi thường.

Vi-sao-tat-thay-chung-ta-phai-sam-hoi-0

Chấp thủ là khăng khăng, cố chấp cho rằng mình luôn đúng, còn người khác thì sai. Đó còn gọi là tính bảo thủ. Vậy nên với những người như vậy, lời xin lỗi trở nên vô cùng nặng nề và khó mà nói ra.

Đức Phật từng giảng, trên đời có hai kiểu người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai, chịu sửa sai.

Đã là con người, chúng ta ít nhiều sẽ mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống, đó chính là cái "nghiệp" của mỗi người. Vậy bao giờ mới trả hết nghiệp?

Nghiệp nặng hay nghiệp nhẹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả biệc biết mình sai và sửa sai như thế nào. Làm được điều này sẽ giúp ta nhận được sự kính trọng của người khác, khiến lòng nhẹ nhõm, thư thái. Nhờ vậy mà “nghiệp” cũng vơi nhẹ đi. Đó là lý do vì sao chúng ta nên sám hối.

Ý nghĩa của sám hối trong Đạo Phật

Cuộc đời, ai cũng đều tạo ra nhiều cái tội và cứ tiếp diễn hết kiếp này sang kiếp khác, vô tận mãi không dừng. Bởi chúng ta là người phàm, bị những suy nghĩ phàm tục, cái lợi trần thế, sống trong sự u mê nên luôn có những suy nghĩ, hành động sai trái, gây tổn thương người khác. Từ đó hình thành nên tội nghiệp - tức là nghiệp do tội lỗi mà ta gây ra.

Song những tội nghiệp ấy không phải chỉ đời này mới có mà đã tích tụ từ nhiều đời, nhiều kiếp của ta trong quá khứ. Đó cũng chính là lý do ta mãi quẩn quanh trong vòng luân hồi nhân - quả do những tội nghiệp đã tạo ra. 

Vi-sao-tat-thay-chung-ta-phai-sam-hoi-7

Phật dạy về sám hối rằng, mọi tội lỗi trên đời đều do 10 điều ác đến từ “thân” (hành động), “khẩu” (lời nói), “ý” (suy nghĩ) gây nên.  10 điều ác ấy bao gồm:

- 3 điều về “thân”: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm.

- 4 điều về “khẩu” (miệng): Nói dối, nói lời hung ác, nói lời thêu dệt, nói lời gây chia rẽ.

- 3 điều về “ý”: Tham, sân, si

Những người đã gây ra tội lỗi làm người khác tổn thương thường thấp thỏm không yên lòng, lương tâm cắn rứt hoặc gặp phải những chuyện không may về sau. Nhưng chỉ cần thành tâm sám hối sẽ thấy lòng thanh thản, tâm hồn nhẹ nhõm hơn.

Sám hối còn giúp diệt trừ những tính xấu, ngăn chặn những lỗi lầm có thể phát sinh trong tương lai nhờ vậy mà con người ta sẽ trả dần được nghiệp của kiếp này, tiêu trừ tội lỗi của quá khứ để tương lai nhẹ nhõm hơn.

Do đó, sám hối là điều tất nhiên phải thực hiện với mỗi người. 

Xem thêm: Môn đồ hỏi "Nghiệp là gì? - Đức Phật giảng "suy nghĩ chính là Nghiệp"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận