Đã có lời giải về bí mật con đường "không có một ngọn cỏ" do Tần Thủy Hoàng xây dựng cách đây 2000 năm

Có thể bạn không tin nhưng ở thời Tần Thủy Hoàng, trước khi làm đất những công nhân xây dựng sẽ phải nung đất cho "chín".

Đã có lời giải về bí mật con đường "không có một ngọn cỏ" do Tần Thủy Hoàng xây dựng cách đây 2000 năm

Có thể bạn không tin nhưng ở thời Tần Thủy Hoàng, trước khi làm đất những công nhân xây dựng sẽ phải nung đất cho "chín".

Tần Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN) tên là Doanh Chính. Năm 13 tuổi ông đã đăng cơ làm Tần Vương, do trọng phụ Lã Bất Vi nhiếp chính. Sau đó, ông đích thân trị vì đất nước, tiêu diệt 6 nước, xưng làm Thủy Hoàng đế (tức vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc). Tần Thủy Hoàng tại vị 37 năm, trong đó xưng vương 25 năm và xưng đế 12 năm. Ông mất ở tuổi 50 do ốm. 

Tần Thủy Hoàng là người đã đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc phong kiến Trung Hoa kéo dài mãi đến khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1912. Sau khi thống nhất Trung Hoa, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt cải cách lớn về kinh tế và chính trị... Ông chính là người đặt nền móng xây dựng Vạn Lý Trường Thành, kênh Linh Cừ, cung A Phòng, lăng mộ Tần Thủy Hoàng được bảo vệ bởi đội quân đất nung. 

Tần Thủy Hoàng là vụ vua đầu tiên của Trung Hoa

Và ông cũng chính là người cho xây dựng con đường mang tên Đường Tần Chí. Đây là con đường mà suốt 2000 năm không có bóng dáng một ngọn cỏ nào. Tại sao vậy?

Theo ghi chép của lịch sử Trung Quốc, con đường  Đường Tần Chí là giao thông huyết mạch kết nối Vạn Lý Trường Thành với Cung Tần, chiều dài lên tới 800km. Con đường này có một điểm đặc biệt là "không có một ngọn cỏ" nào. 

Mãi sau này các chuyên gia tiến hành nghiên cứu những điều bí ẩn bên trong con đường và phát hiện 1 sự thật thú vị. Ở thời cổ đại, người dân đã sử dụng 1 kỹ thuật đặc biệt để làm nền đường. Toàn bộ diện tích đất làm đường 800km đều được nung qua lửa trước khi đem trộn cùng muối và kiềm, để tạo nên hỗn hợp cứng như bê tông của chúng ta bây giờ.

Việc nung đất trong thời gian dài khiến cho các chất dinh dưỡng hữu cơ bị đốt cháy và mất đi. Chính điều đó đã ức chế sự phát triển của thực vật khiến chúng không thể phát triển được ở trên vùng đất làm đường.

Một đoạn Đường Tần Chí

Theo một vài ghi chép khác, Đường Tần Chí được tướng Mạnh Thiên cùng 100.000 nhân lực xây dựng trong vòng 2 năm. Và đây là đường cao tốc "xịn" nhất thời cổ đại.

Ngoài Đường Tần Chí, Tần Thủy Hoàng còn là người xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ khác như:

- Đô Giang Yển: Đô Giang Yển được xây dựng vào thời nhà Tần với mục đích ngăn lũ lụt và cung cấp hệ thống nước tưới tiêu cho nông nghiệp. Trong hơn 2000 năm, Đô Giang Yển vẫn luôn giữ vai trò như lúc bắt đầu xây dựng. Đây là công trình thủy lợi đầu tiên của Trung Quốc.

- Vạn Lý Trường Thành: Đây là thành lũy của Lục Quốc. Sau khi thống nhất 6 nước và thành lập nhà Tần, Tần Thủy Hoàng đã cho sửa chữa kết hợp mở rộng tường thành với mục đích ngăn chặn những người du mục tiến vào phía Bắc. Vạn Lý Trường Thành nối trực tiếp với Cung Tần bằng con Đường Tần Chí. Hiện nay, Vạn Lý Trường Thành là kỳ quan của thế giới.

- Kênh đào Trịnh Quốc: Đây là kênh đào được xây dựng trong vòng 10 năm. Nhờ kênh đào này mà đồng bằng miền Trung trở thành một vùng đất phì nhiêu, nâng cao sức mạnh kinh tế của nhà Tần.

- Lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Ông đã sử dụng tới 720.000 người để xây dựng một cung điện dưới lòng đất lớn hơn bất kỳ công trình nào khác, không khó để tưởng tượng rằng Lăng Tần Thủy Hoàng sẽ gây chấn động thế giới một khi được khai quật.

Ly kỳ hiện tượng Lạc Sơn Đại Phật 4 lần rơi lệ trùng khớp với những đợt thiên tai ập xuống Trung Quốc