Văn khấn tạ mộ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021

Tạ mộ dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 là một phong tục truyền thống của người Việt nhằm thể hiện lòng thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên đã khuất.

Đỗ Thu Nga
09:12 17/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vì sao cuối năm phải làm lễ tạ mộ?

Theo quan niệm của người Việt, mộ là nhà của người đã khuất nên cũng cần được dọn dẹp và sửa sang. Bởi vậy khi năm hết Tết đến các gia đình thường cùng nhau đi ra mộ ông bà, tổ tiên làm lễ, gọi là lễ tạ mộ.

Lễ tạ mộ thường bắt đầu từ ngày 20 - 30 tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch) để chuẩn bị đón ông bà tổ tiên về ăn Tết vào trưa ngày 30. Chuyên gia tư vấn phong thủy Tam Nguyên (Tổng Thư ký Hiệp hội Phong thủy Dịch học thế giới - Phân hội tại Việt Nam, Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc phong thủy Tam Nguyên) từng chia sẻ: Mồ mả tổ tiên đối với người Việt là vô cùng quan trọng. Đây là cách để con cháu cảm ơn thần linh, thổ địa khu vực có mộ phần. Việc này tương tự như con cháu làm lễ tạ thần linh, thổ địa gia tiên, tiền chủ nơi gia đình đang sinh sống dịch cuối năm.

Khi ra tạ mộ, con cháu sẽ dọn dẹp phần mộ khang trang, thoáng đãng. Đắp lại mồ cho đầy đặn, rẫy cỏ dại mọc xung quanh. Những người lớn tuổi trong gia đình thì cúng khấn tổ tiên ở mộ phần.

van-khan-ta-mo-tet-nguyen-dan-tan-suu-2021
Tạ mộ cuối năm là phong tục truyền thống của người Việt

Theo ông Nguyễn Đức Hiếu - Công ty Kiến trúc Phong thủy Việt Nam, theo tâm linh thì phương tiện để kết nối con cháu và ông bà tổ tiên là bàn thờ và mộ phần. Bàn thờ và mộ phần phải được chăm sóc đúng cách thì ông bà tổ tiên mới không trách cứ, mới phù hộ. 

Trong lễ tạ mộ, không chỉ tại các cụ nhà mình mà còn phải tạ ơn quan linh bản địa, chư vị tôn thần... đã cho các cụ nương nhờ mảnh đất đó. Khi tạ mộ nhà mình cũng nên thắp hương cho những ngôi mộ xung quanh. 

Theo các chuyên gia tâm linh, việc tạ mộ là điều cần thiết nhưng không phải ai cũng nên đi. Ai muốn đi tạ mộ trước tiên hãy chú ý đến tình trạng sức khỏe. Những phụ nữ có thai, người hay ốm yếu, phụ nữ đang đến thời kỳ kinh nguyệt, trẻ em dưới 10 tuổi... không nên đi tới mộ phần, nghĩa trang. Bởi theo quan niệm, ở mộ phần nghĩa trang nhiều âm khí có thể dễ bị phong hàn... 

Khi đi tạ mộ các thành viên trong gia đình cũng cần nhớ hông nên ngồi thiền, tập dưỡng sinh, thể dục vì ở đó uế khí dễ xâm nhập vào cơ thể. Mọi người cũng không nên ăn đồ cúng nghĩa trang, vì có thể không tốt cho tiêu hóa, lạnh bụng... Tốt nhất, sau khi đi tảo mộ về nên hơ lửa, hoặc tắm nước gừng để thanh lọc các khí, âm khí bám vào người, quần áo.

Chuẩn bị lễ tạ mộ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 thế nào?

Khác với lễ tảo mộ đầu năm, lễ tạ mộ cuối năm là nghi thức tưởng nhớ ông bà tổ tiên vì vậy cần chuẩn bị hết sức chu đáo với các bước sau:

Chọn ngày tốt để tạ mộ

Chọn ngày tốt để tạ mộ là việc nhiều người quan tâm. Tạ mộ vào ngày nào phụ thuộc vào phong tục của từng nơi. Thông thường sẽ có một số ngày lễ tạ mộ cố định và một số loại lễ tạ mộ sẽ chọn ngày tốt. 

Thường thì lễ tạ mộ sẽ bắt đầu từ ngày ông Công ông Táo lên trời (23 tháng Chạp) và kết thúc vào ngày 30 Tết Nguyên đán (ngày cuối cùng của năm cũ). 

Đồ lễ cúng tại mộ phần ông bà tổ tiên

- Hương thơm

- Hoa tươi (hoa hồng đỏ): 10 bông

- Trầu 3 lá; cau 3 quả còn cành dài

- Trái cây 1 mâm to

- Xôi trắng: 1 mâm bên trên bày gà luộc nguyên con (có thể là chân giò hoặc gà trống thiến).

- Rượu trắng: Nửa lít, 5 chén đựng

- 10 lon bia, 2 bao thuốc lá, 2 gói chè (1 lạng/gói)

- 2 nến cốc màu đỏ dùng để thắp khi làm lễ.

van-khan-ta-mo-tet-nguyen-dan-tan-suu-2021

Vàng mã cần chuẩn bị để tạ mộ

- 1 cây vàng hoa đỏ

- 5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm, tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia (loại to) cùng 5 đồ kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, rơi. 

- Mỗi con ngựa trên lưng có 10 lễ vàng tiền (mỗi lễ gồm có tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ các loại.

- 4 đĩa tiền vàng như: 1 đĩa để 3 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền; 1 đĩa có 1 đinh vàng lá, 7 đinh xu tiền; 1 đĩa có 9 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền; 1 đĩa có 1 đinh xu tiền.

Với vong linh tùy theo là nam, nữ, phụ, lão, ấu mà chuẩn bị quần áo tương ứng. 

Văn khấn tạ mộ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021

Sau đây là nội dung bài Văn khấn tạ mộ cuối năm, theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam do Nhà xuất bản Văn Hóa – Thông Tin ban hành.

“Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy ngài Địa tạng vương Bồ tát.

Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.

Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.

Con kính lạy hương linh cụ:…………………..

Hôm nay là ngày…..... tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là:…………..

Ngụ tại:…………..

van-khan-ta-mo-tet-nguyen-dan-tan-suu-2021
Người cao tuổi nhất trong nhà sẽ đọc văn khấn tạ mộ và thực hiện các nghi thức tạ mộ

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả, kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần.

Kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:...............

Kỵ nhật là…

Có phần mộ táng tại…………

Được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở

Bát nước nén hương.

Thành tâm kính lễ

Cúi xin chứng giám

Phù hộ độ trì

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!”

Sau khi đọc xong bài khấn thì dâng hương thêm lần nữa. Lưu ý sau khi thắp hương cho mộ phần của gia đình mình thì nên dâng hương cho các mộ phần ở xung quanh cũng như mộ phần của những người khác trong dòng họ.

Nếu trong nghĩa địa có mộ phần “vô chủ”, ít người nhang khói thì cũng nên chiếu cố chăm sóc hơn cho bớt phần lạnh lẽo.

Những lưu ý cần biết khi đi tạ mộ

- Nên tạ mộ vào ngày đẹp song cũng tùy theo điều kiện, thời tiết và sức khỏe. Ngày tốt nhất là ngày tạnh ráo, ấm áp.

- Nếu cho trẻ con đi cùng thì phải dặn chúng về đạo hiếu kính, tránh trẻ con tự tung tự tác khi đang làm lễ.

- Tránh đi tạ mộ quá sớm khi xương chưa tan cũng như đi quá muộn khi chiều tối mà âm khí nặng, không tốt cho sức khỏe.

- Khi thời tiết mưa gió, sấm chớp không nên đi tạ mộ.

- Nghi thức tạ mộ không nên làm quá linh đình, tốn kém.

- Không ăn đồ ăn ở nghĩa địa; không nô đùa ngồi lên các ngôi mộ vì bị coi là bất kính.

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận