Vài yếu tố đặc biệt của một đoạn văn NLXH 200 chữ
Đoạn văn NLXH 200 chữ trong đề thi THPT quốc gia có những yêu cầu về nội dung và hình thức đặc biệt so với những đề NLXH thông thường. Dưới đây là một số yêu tố quan trọng bạn cần chú ý.
Nghị luận là một kiểu văn bản mà trong đó người viết cần sử dụng những lập luận, lý lẽ của mình nhằm bàn luận về một số vấn đề, một số sự vật hoặc sự việc, hiện tượng nào đó trong đời sống, cũng có thể là bàn luận nhằm đánh giá một tác phẩm văn học hoặc tư tưởng suy nghĩ của người nào đó. Từ đó nhằm làm rõ vấn đề cần nghị luận.
Bài văn nghị luận cần phải thể hiện được tính thuyết phục cao, các lập luận trong bài văn cần có những ví dụ, dẫn chứng cụ thể đối với vấn đề đang được bàn luận. Dưới đây là 3 yếu tố đáng chú ý nhất đối với đoạn văn 200 chữ để hỗ các bạn học sinh:
1. Dung lượng ngắn
Trên khổ giấy A4 (khổ giấy thi tiêu chuẩn) và cỡ chữ trung bình, một đoạn văn 200 chữ có thể quy đổi ra khoảng 20-23 dòng. Bởi vậy, các bạn học sinh cần lưu ý về dung lượng để tránh viết quá dài hay quá ngắn. Đoạn văn có thể tự do lựa chọn cấu trúc nhưng cần đảm bảo đúng cấu trúc đoạn văn: không xuống dòng giữa đoạn; đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa và lùi vào một chữ ở đầu dòng và kết thúc bằng dấu ngắt câu.
2. Tích hợp với văn bản Đọc hiểu
Vấn đề của đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trong đề thi THPT quốc gia thường bắt đầu với lệnh đề “Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu…”, tức là được tích hợp với phần Đọc hiểu. Bởi vậy, các bạn học sinh nên đọc kĩ văn bản đọc hiểu để nắm được định hướng triển khai bài. Bên cạnh đó, với những ngữ liệu đọc hiểu là đoạn văn nghị luận, chính bản thân ngữ liệu có thể là những gợi ý về lập luận và dẫn chứng cho đoạn văn. Các bạn học sinh hãy cố gắng tận dụng ngữ liệu để thực hiện bài viết của mình nhé!
3. Các thao tác chính
Dạng trình bày nguyên nhân của quan niệm, hiện tượng:
Nguyên nhân chủ quan (bản thân)
Nguyên nhân khách quan (gia đình, nhà trường, xã hội)
Dạng trình bày ý nghĩa/hậu quả của quan niệm/hiện tượng:
Ý nghĩa/hậu quả đối với cá nhân => Ý nghĩa/hậu quả đối với gia đình, xã hội
Ý nghĩa/hậu quả ở hiện tại => Ý nghĩa/hậu quả ở tương lai
Dạng trình bày giải pháp thực hiện một cách sống, cách nghĩ:
Giải pháp đối với cá nhân => Giải pháp đối với cộng đồng
Giải pháp về nhận thức => Giải pháp về hành động
Giải pháp trước mắt => Giải pháp lâu dài
Dạng trình bày ý nghĩa/bài học rút ra:
Ý nghĩa/bài học rút ra về nhận thức => Ýnghĩa/bài học rút ra về hiện thực .
Xem thêm: NLXH 200 chữ: “Mất mát lớn nhất của đời người là đánh mất niềm tin”
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận