Chuyến trải nghiệm cùng những cao thủ xứ Quảng vào rừng Nam Giang "săn" loại nấm quý

Hành trình "săn" nấm lim xanh tuy có cực khổ nhưng mang đến những cao thủ thu nhập rất khá. Vùng núi Nam Giang là nơi nấm lim xanh sinh trưởng mạnh nhất.

Đỗ Thu Nga
10:06 16/06/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tháng 5/2020, báo Quảng Nam đăng tải bài về hành trình theo chân những cao thủ "săn" nấm ở xứ Quảng lên núi Nam Giang. Đó là hành trình săn nấm cùng lão nông Nguyễn Ba (61 tuổi, xã Đại Hồng, Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) cùng hơn 10 người khác. 

Nhóm "săn" nấm bắt đầu hành trình từ khu vực thủy điện Sông Bung 6 (Nam Giang) để vào rừng. Mọi thứ được chuẩn bị đầy đủ cho chuyến "săn" nấm này gồm ba lô thức ăn, đồ uống đủ, vật dụng cá nhân.... đủ dùng cho 2 ngày 1 đêm ở trong rừng. 

trai-nghiem-san-nam-cung-cac-cao-thu-xu-quang-6

Men tho khu rừng keo của người dân, những gốc lim ven đường đã có nấm, nhưng còn nhỏ. Thấy 2 nấm lim xanh cao chừng 7cm, ông Ba cho biết nấm mới mọc khoảng 5 ngày chưa thể "thu hoạch" được.

"Nấm lim xanh chỉ mọc ở gốc cây lim đã chết, từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch là thời điểm nấm mọc nhiều nhất. Ở khu vực rừng đầu nguồn thủy điện Sông Bung 6, dù là gốc lim trong rừng trồng hay rừng tự nhiên đều có nấm lim xanh. Nấm đã trưởng thành thì chúng tôi mới thu hoạch", ông Ba nói.

trai-nghiem-san-nam-cung-cac-cao-thu-xu-quang-0

Nhóm "săn" nấm tiếp tục hành trình tiến sâu vào rừng. Hầu hết các thành viên đều quá quen thuộc với địa hình, vị trí các gốc lim nên việc tìm nấm trở nên dễ dàng hơi đôi chút. Tại một gốc lim trong rừng đầu nguồn sông Bung, phát hiện đến 9 cây nấm lim xanh mọc ở gốc lim, có chiều dài 5 - 25cm. Song chỉ thu được 7 nấm lớn, không hải 2 nấm vì nhỏ và chưa đủ kích thước.

Các cao thủ hái nấm lim xanh bằng cách dùng rựa tách phần tiếp giáp giữa nấm với thân cây lim. "Từ đầu tháng 4 đến nay, miền núi ít mưa nên nấm phát triển chậm. Hái nấm lim trong rừng già nhiều nguy hiểm nên chúng tôi thường đi thành từng nhóm, lỡ gặp bất trắc thì còn giúp đỡ nhau", ông Ba cho biết.

trai-nghiem-san-nam-cung-cac-cao-thu-xu-quang-8

Sau một ngày tìm nấm, cả nhóm dừng chân ở bãi đất ven suối trong rừng để nghỉ ngơi, ăn tối. Một ngày cõng ba lô trên lưng, đi bộ hàng chục cây số khiến cơ thể ai cũng mỏi nhừ. Mọi người bắt đầu dựng lán trại, chia nhau nấu cơm, người cầm đèn pin đi dọc bờ suối kiếm thêm bó rau, con ếch để cải thiện bữa ăn.

Ban đêm trong rừng già chỉ có tiếng suối róc rách và tiếng ếch nhái kêu. Dưới ánh sáng mờ mờ  của đèn pin mọi người quân quần ăn bữa tối, kể chuyện nghề. 

Mỗi người đến với công việc này rất khác nhau. Có người thất nghiệp nên mới theo nghề này, có người bỏ nghề phu vàng để "bám víu" lấy nghề "săn" nấm lim xanh...

Trong những người đi "ăn" nấm có ông Nguyễn Văn Hoan (47 tuổi, xã Đại Đồng, Đại Lộc) cho biết: Hơn 10 năm trước, mẹ ông bị ung thư thận, di căn biến chứng qua gan nặng, bệnh viện trả về. Khi ấy ông Hoan nghe người ta chỉ dẫn đi lên rừng tìm nấm lim xanh về cho mẹ uống. Sau gần 2 tháng, mẹ ông khỏe hẳn, bà đi lại được ở trong nhà và có thể làm việc nhẹ nhàng nhàng như quét nhà, nấu cơm, rửa chén... 

trai-nghiem-san-nam-cung-cac-cao-thu-xu-quang-5

Từ đó cứ vào mùa nấm, ông Hoan lại cần mẫn trèo đèo lội suối đi tìm về cho mẹ uống. Khi nấm lim xanh được nhiều người biết đến và giá thành cao thì ông Hoan thu mua và trở thành đại lý. Hiện any thỉnh thoảng vài tuần ông mới đi hái nấm một chuyến.

"Từ khi biết đến công dụng chữa bệnh, tôi luôn tìm hiểu về nấm lim xanh. Những năm gần đây tôi thu mua nấm lim của anh em đi rừng hái về, nhưng thỉnh thoảng vẫn lên lại rừng để tìm. Đã quen với rừng mà không lên rừng thì thấy rất nhớ”, ông Hoan bộc bạch.

Theo phóng viên báo Quảng Nam, mỗi ký nấm sau khi hái về, người bán cho thương lái với giá trung bình khoảng 1 triệu/ký tươi. Mỗi chuyến đi rừng, người dân kiếm được từ 500.000 đồng đến 1 triệu. 

Xem thêm: Người dân xứ Quảng "cược tính mạng" lặn biển kiếm tiền từ loại cây mọc sâu 10 mét

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận