Chuyên gia dự đoán Trái đất sắp quay trở lại kỷ Paleogen

Theo các chuyên gia, nhiệt độ trên Trái đất có thể tăng lên tới mức từng được ghi nhận cách đây 35 triệu năm. Khi đó, hành tinh của chúng ta sẽ quay trở lại kỷ Paleogen.

Đỗ Thu Nga
09:55 22/04/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sputnik đưa tin, ông Alexander Chernokulsky - nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện vật lý khí quyển trực thuộc Viện HLKH Nga vừa cho biết, nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên trong các tình huống khác nhau. Theo kịch bản lượng phát thải khí nhà kính do con người gây ra không giảm, nhiệt độ trên Trái đất sẽ đưa hành tinh của chúng ta trở lại 35 triệu năm trước. 

Thời điểm cách đây 35 triệu năm thuộc kỷ Paleogen ( 65-23 triệu năm trước). Thời điểm này, Trái đất xuất hiện tổ tiên của động vật móng guốc, động vật có lông, chồn bay và thú có túi. 

Theo Wiki, Trong kỷ này, phần lớn các nhánh khác của sự sống trên Trái Đất về cơ bản là ít thay đổi hơn so với chim và động vật có vú. Một số hoạt động chuyển động lục địa cũng diễn ra. Khí hậu về tổng thể là mát hơn trong toàn kỷ Paleogen và các biển nội địa đã rút ra khỏi Bắc Mỹ vào đầu kỷ này.

"Toàn bộ hệ thống khi đó khác bây giờ. Thảm thực vật hoàn toàn khác, vị trí của các lục địa cũng khác. Khi đó không có quá nhiều sông băng, mực nước đại dương cũng khác bây giờ, thành phần hóa học của khí quyển cũng khác", ông Chernokulsky cho biết.

trai-dat-sap-quay-tro-lai-ky-paleogen-0
Trái đất đang nóng dần do hiệu ứng nhà kính

Rất nhiều nhà khoa học trên thế giới cho rằng, Trái đất bắt đầu nóng lên từ năm 1950 do hiệu ứng nhà kính. Trong vòng 100 năm, nhiệt độ trung bình của Trái đất sẽ tăng 0,6 độ C và trong tương lai sẽ tiếp tục tăng.

Các mô hình nghiên cứu hiện nay cho thấy, đến năm 2200, Trái đất sẽ tăng thêm 7 độ C so với thời tiền công nghiệp hóa, nhưng nhiệt độ sau đó sẽ ổn định trở lại nếu chúng ta dừng thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính. Song nếu, con người tiếp tục thải khí gây hiệu ứng nhà kính thì khó có thể đoán trước được tương lai của Trái đất. 

Trước đó vào năm 2020, một nghiên cứu được đăng trên  tạp chí Geophysical Research Letters cho biết, trong một thời gian ngắn, nhiệt độ một số nơi ở miền đông Mỹ, Nga và Trung Quốc đã ấm lên từ 0,3 đến 0,37 độ C. Việc này là do bầu trời ít muội than và các hạt  sunfat từ khói xe và than đốt, vốn thường làm mát bầu không khí tạm thời bằng cách phản xạ lại sức nóng của mặt trời.

Ông Andrew Gettelman - nhà khoa học khí quyển tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia của Mỹ, tác giả của nghiên cứu cho biết: "Làm sạch không khí thực sự có thể làm hành tinh ấm lên vì ô nhiễm (do muội than và hạt sunfat) có tác dụng làm mát”. Các tính toán của ông dựa trên việc so sánh thời tiết năm 2020 với các mô hình máy tình mô phỏng một năm 2020 không có sự giảm thiểu ô nhiễm do các đợt đóng cửa đại dịch. 

Nghiên cứu này cũng chỉ ra, khí aerosol làm mát từ hạt bụi không giống với carbon dioxide gây ô nhiễm mà bạn có thể thấy.

Nhà khoa học khí hậu hàng đầu của NASA Gavin Schmidt thì cho rằng, ngay cả khi không giảm lượng khí aerosol làm mát, nhiệt độ toàn cầu vào năm 2020 đã vượt qua mức phá kỷ lục nhiệt hàng năm do đốt than, dầu và khí đốt tự nhiên - và hiệu ứng aerosol có thể đủ giúp đưa năm ngoái trở thành năm nóng nhất trong hệ thống số liệu của NASA.

Mặt trời sẽ đốt cháy hết oxy trên Trái đất, sự sống sẽ chấm dứt sau 1 tỷ năm nữa?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận