Thất tịch 2022 rơi vào thứ mấy, ngày bao nhiêu dương lịch?
Thất tịch 7/7 Âm lịch là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Vậy, năm nay, ngày này rơi vào thứ mấy, ngày bao nhiêu dương lịch?
Thất tịch 2022 rơi vào thứ mấy, ngày bao nhiêu dương lịch?
Thất tịch 7/7 (Thất tịch 2022) còn được gọi là ngày "ông Ngâu bà Ngâu" hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Người phương Tây gọi đây là ngày Valentine của các nước Đông Á.
Thất tịch 2022 sẽ rơi vào thứ Năm, ngày 4/8 Dương lịch. Theo lịch Vạn niên, đây là ngày Minh Đường Hoàng Đạo (tức là ngày Tốt).
Vào ngày Thất tịch 2022, việc nên làm: Cúng tế, san đường. Việc không nên làm: Cầu phúc, cầu tự, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, giải trừ, thẩm mỹ, chữa bệnh, động thổ, đổ mái, sửa kho, khai trương, ký kết, giao dịch, nạp tài, mở kho, xuất hàng, đào đất, an táng, cải táng.
Trong ngày này, hướng xuất hành tốt: Đi theo hướng Nam để đón Tài thần, hướng Đông Bắc để đón Hỷ thần. Không nên xuất hành hướng Bắc vì gặp Hạc thần.
Nguồn gốc ngày lễ Thất tịch 7/7
Thất tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, liên quan đến 2 nhân vật là Ngưu Lang và Chức Nữ. Lễ Thất tịch bắt nguồn từ thời nhà Hán (206 TCN - 220). Người Trung Quốc gọi lễ Thất tịch là lễ Khất Xảo.
Song cũng có không ít tư liệu lịch sử cho thấy rằng, lễ Thất tịch đã tồn tại từ 3.000 - 4000 năm trước, khi con người bắt đầu quan tâm đến thiên văn học, và sự sùng bái các chòm sao được hình thành tự nhiên, không chỉ có mỗi sao Ngưu Lang và sao Chức Nữ.
Truyền thuyết về lễ Thất tịch 7/7
Tương truyền rằng, Ngưu Lang là 1 chàng trai chăn trâu. Tuy nghèo khó nhưng rất lương thiện và chăm chỉ.
Bản tính hiền lành của anh đã làm lay động trái tim nàng tiên dệt vải Chức Nữ - con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên trời.
Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái.
Nhưng khoảng thời gian bình yên ở chốn nhân gian quá ngắn ngủi. Những ngày giông bão ùn ùn kéo đến. Theo lệch của Ngọc Đế, Chức Nữ phải quay trở về thiên đình.
Không can tâm và ngồi im chấp nhận số phận bi đát, Ngưu Lang đuổi theo và bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà - Bức tường ngăn cách giữa người phàm và thần tiên. Ngưu Lang quyết định ngồi bên sông và nhất quyết không chịu rời đi.
Sau sự kiện đó, bên bờ sông Thiên Hà xuất hiện một chòm sao. Mọi người truyền tai nhau đó là hình ảnh của chàng Ngưu Lang vẫn đang ngày đêm ngóng chờ sự trở lại của nàng Chức Nữ và đặt tên chòm sao đó là Ngưu Lang.
Vì quá cảm động trước cuộc tình phàm - tiên này, Vương Mẫu đã chấp thuận để họ gặp nhau vào mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm.
Ý nghĩa lễ Thất tịch ở các quốc gia
Theo tiếng Hán, thất là "bẩy", tịch là "chiều tối". Vậy thất tịch có nghĩa là "chiều tối ngày mùng 7 Âm lịch.
Với người Trung Quốc, Thất tịch là ngày lễ rất quan trọng, Vào đêm mồng 7 tháng 7 Âm lịch, những người phụ nữ cầu nguyện để có được đôi bàn tay khéo léo. Trong ngày này, các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo để cầu mong lấy được ông chồng tốt.
Tại Nhật Bản, vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm sẽ diễn ra sự kiện Tanabata. Người Nhật thường trang trí đường phố, mặc các trang phục theo thuyết ngũ hành, có nghĩa là 5 màu xanh lục, trắng, đen, vàng, hồng. Người Nhật còn viết các lá thư chứa đựng tâm tư của mình, trang trí chúng bằng giấy màu rực rỡ. Những lá thư này sẽ được treo lên các cành trúc trước nhà để trang trí đồng thời là sự cầu mong cho mọi việc được thành công, suôn sẻ theo ý nguyện của người viết.
Ở Hàn Quốc, khoảng thời gian này là nút giao mùa. Khép lại cái nắng chói chang và nóng bức thay vào đó mẹ thiên nhiên lại ban tặng những cơn mưa quý giá khiến cho vụ mùa nơi đây được phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Vì thế, người Hàn Quốc sẽ tắm vào trong lễ hội này để gột rửa hết những cái nắng oi bức và chuẩn bị tâm thế cho một vụ mùa đầy triển vọng. Và đây cũng là những ngày trong năm cuối cùng mà con người của nơi đây được thưởng thức các món ăn được làm từ lúa mì. Những cơn mưa và gió lạnh của thời tiết giao mùa sẽ phá vỡ đi hương vị thơm ngon mà lúa mì mang lại.
Còn tại Việt Nam, đây là ngày “ông Ngâu, bà Ngâu”. Dân gian hay truyền tai nhau câu ca dao tục ngữ dành riêng cho ngày này: “Ông trời tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.
Các cặp đôi tại Việt Nam thường đến chùa để cầu duyên và mong cho tình yêu của họ sẽ bền lâu và vĩnh cửu như Ngưu Lang và Chức Nữ.
Theo quan điểm của nhiều nước khác nhau, việc ăn đậu đỏ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Đồng thời đậu đỏ còn được cho rằng là sẽ mang lại nhiều hạnh phúc, sung túc và đồng thời cùng là một biểu tượng của sự may mắn.
Xem thêm: Rằm tháng 7 tiếng Anh là gì?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận