Tháng Chạp là tháng mấy và những điều cần kiêng kỵ trong tháng Chạp

Tháng Chạp là tháng 12 âm lịch - tháng cuối cùng của năm âm lịch. Ngoài tên tháng Chạp, tháng 12 âm lịch còn được gọi là "Tháng củ mật".

Đỗ Thu Nga
22:27 24/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tháng Chạp là tháng mấy? 

Theo giải thích của Wiki, tháng Chạp (hay còn gọi tháng Củ mật) là tháng cuối cùng của năm Âm lịch, tức là tháng 12 Âm lịch (năm Âm lịch thường hoặc tháng thứ 13 đối với năm Âm lịch nhuận). Tháng Âm lịch nào cũng chỉ có từ 29  đến 30 ngày tùy theo thời điểm diễn ra hai kỳ trăng mới (new moon) kế tiếp nhau theo giờ địa phương. 

Tháng Chạp là tháng diễn ra sau ngày Đông chí, cách tính số lượng ngày trong tháng âm lịch và số tháng trong năm cũng như việc xác định tháng nào là tháng nhuận (nếu có trong năm âm lịch đó) tương đối phức tạp.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, chữ "Chạp" trong chữ Nôm của ông cha ta bắt nguồn từ chữ "Lạp" trong tiếng Hán. Tiếng Trung Quốc, tháng 12 Âm lịch còn được gọi là Lạp Nguyệt. Khi nhắc tới chữ "Lạp" tức là nói tới hành động đi "Chạp mả", đi thăm và dọn dẹp, sửa soạn lại mồ mả cho tổ tiên. 

thang-chap-la-thang-may
Tháng Chạp hay còn gọi cách khác là tháng củ mật

Thời điểm cuối năm cận Tết Nguyên đán, người Trung Quốc và người Việt Nam đi thăm mộ, dọn dẹp mộ ông bà tổ tiên để mời đón họ về ăn Tết. Đây là hành động thể hiện sự tưởng nhớ, thể hiện đạo hiếu làm con, cháu. 

Theo một cách giải thích khác, chữa "Lạp" trong tiếng Hán cũng có nghĩa là Thịt. Thời gian cuối năm chuẩn bị cho mùa đông buốt giá người ta hay tích trữ lương thực, thực phẩm để tránh đông. Người Việt chúng ta cũng quen thuộc với chữ "Lạp" trong từ "Lạp xưởng". Thực chất Lạp xưởng là một món ăn có nguồn gốc từ món "Lạp trường" của người Hoa.

Với người Việt, tháng Chạp là tháng quan trọng trong năm, khi mọi người hướng đến Tết đoàn viên bên gia đình. Lúc này ai nấy đều vội vã, hối hả dốc toàn lực để làm việc để về sum vầy cùng gia đình.

Về mặt tâm linh, tháng Chạp là tháng của nhiều lễ lạt nhất trong năm. Ngoài việc làm lễ cúng trong ngày Mùng 1, Rằm tháng Chạp như các tháng khác trong năm thì còn có lễ cúng ông Công ông Táo, lễ tất niên vào chiều 30 Tết, lễ cúng Giao thừa. 

Những điều cần kiêng kỵ trong tháng Chạp

Dân gian truyền lại có những điều kiêng kỵ trong tháng Chạp tuyệt đối không được làm, nếu làm sẽ bị đen đủi, xui xẻo đủ đường. Dưới đây là một số điều được cho sẽ mang đến xui xẻo trong tháng cuối của năm

Không tranh cãi, gây gổ, đánh nhau

Theo quan niệm tháng Chạp là tháng cuối cùng, nếu trong những ngày này mà tranh cãi với người khác thì dễ ảnh hưởng đến vận trình năm mới, dễ gặp nhiều chuyện phiền phức rắc rối. Ngoài ra, ngày rằm tháng Chạp cũng là lúc mà thần thánh cùng ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu nếu nghe thấy những điều không hay, cãi chửi nhau, mâu thuẫn không hòa khí sẽ trách phạt.

Ngoài ra, nóng nảy cãi cọ sẽ khiến cho vận tiểu nhân mạnh thêm mà vận quý nhân suy yếu. Gia đình xảy ra nhiều chuyện lục đục, công việc không suôn sẻ.  Vì vậy nên "một điều nhịn chín điều lành".

Không nhặt, tiêu tiền rơi ngoài đường

Khi đi đường thấy tiền rơi nhặt lên không sai nhưng vào những ngày cuối năm thì nên tránh điều đó. Dân gian cho rằng, cần kiêng kỵ nhặt tiền rơi về tiêu bởi đó là tiền cúng lễ trong ngày mùng 1 hoặc rằm tháng chạp để xua đuổi tà khí, nếu chúng ta nhặt về sẽ mang vận rủi vào thân.

Nếu lỡ nhặt tiền ở ngoài đường thì nên đem đi quyên góp, làm những việc có ích cho xã hội chứ không nên tiêu xài cá nhân.

thang-chap-la-thang-may-0

Không trồng cây có âm khí trong nhà

Theo quan niệm dân gian, cây dâu tằm, cây tre, cây trúc, bạch đàn, hoa huệ... là những cây có chứa nhiều âm khí. Vào tháng Chạp các gia đình không nên trồng những cây này trước sân hoặc trong nhà để tránh vận không may mắn. 

Không để nhà cửa ẩm ướt, rêu mốc

Ngoài việc không nên trồng các loại cây có nhiều âm khí thì các gia đình cũng cần phải vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không để nhà cửa ẩm ướt, rêu mọc khắp nơi. Theo quan niệm dân gian, rêu mọc, nhà ẩm ướt là dấu hiệu của tà khí. Trước khi bước sang năm mới cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. 

Ngoài ra, dựa theo thực tế trong tháng Chạp chúng ta cũng nên kiêng một số điều sau:

- Lái xe sau khi uống rượu bia: Bị Công an đo độ cồn và ghi phạt chưa phải là điều đáng sợ, nguy hiểm nhất là bạn có thể gây tai nạn giao thông nguy hiểm đến tính mạng người đi đường và bản thân.

- Làm việc quá sức: Điều này nghe có vẻ không thực tế nhưng trong tháng cuối năm bạn nên giữ gìn sức khỏe để đón một năm mới được thuận lợi.

- Tiệc tùng vô tội vạ: Ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu, đột quỵ, chảy máu dạ dày... là những vận đen mà nhiều người gặp phải trong tháng củ mật tất niên rượu chè chiền miền. Rượu bia nhiều sẽ khiến bạn mất tỉnh táo, dễ bị quên đồ, bị trộm cắp...

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận