Tháng Ba ở Hà Nội, ngoài hoa bưởi thơm nồng cuối ngõ thì còn đặc sản gì?

Người ta nói, tháng Ba là thời điểm "khó ở" nhất tại Hà Nội. Thế nhưng, ít ai biết được, Tháng Ba lại là 1 trong những thời điểm hội tụ nhiều món ngon của Hà Nội, như trà hoa bưởi, nhót xanh, chè lam, bánh chả...

Đỗ Thu Nga
13:58 10/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tháng Ba - thời điểm giao mùa - khi những cơn mưa phùn mang theo hơi ấm ngày xuân vào thành phố lại khiến lòng người nao nao, lãng đãng. Sống ở Hà Nội lâu năm thì bạn mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của thành phố này và thêm thấu hiểu, vì sao trải qua bao nhiêu xô bồ, người ta vẫn hướng về nơi này. 

Tháng Ba là một trong những thời điểm "khó ở" nhất tại Hà Nội, khi độ ẩm cao, trời nồm, quần áo giặt lâu khô, mưa phùn lúc này dày lúc thưa, cảnh trời ảm đạm, ướt nhẹp... Nhưng chính sự u ám đó lại mang đến nét quyến rũ riêng, làm say lòng những du khách phương Nam.

Với những người yêu ẩm thực thì không nên bỏ qua Tháng Ba của Hà Nội. Đó là tháng mà bạn có thể thưởng thức được những đặc sản như:

Trà hoa bưởi

Cuối tháng Hai, đầu tháng Ba, Hà Nội bước vào mùa hoa bưởi. Khắp phố phường, nơi đâu cũng ngào ngạt hương hoa bưởi. Người ta mua hoa bưởi về trưng cho thơm hoặc mua về để pha tra trà. 

Thang-Ba-o-Ha-Noi-ngoai-hoa-buoi-thom-nong-thi-con-dac-san-gi-9

Muốn có một tách trà ngon, ngoài việc chọn loại trà kỹ thì hoa bưởi cũng phải hái trong ngày, mới hé nở, có màu trắng trong để đảm bảo đủ độ tươi, căng, tròn.

Giữa cái tiết trời ẩm ướt, đỏng đảnh của tháng Ba, một tách trà nóng, thơm ngào ngạt hương bưởi sẽ giúp bạn tiêu tan cái cảm giác bực dọc trong người...

Mía ướp hoa bưởi

Nếu đã yêu ẩm thực Hà Nội thì đừng bỏ qua món mía ướp hoia bưởi. Đây là món ăn dẫn dã được làm để phục vụ những bà nội trợ bận rộn. 

Thang-Ba-o-Ha-Noi-ngoai-hoa-buoi-thom-nong-thi-con-dac-san-gi-8

Mía tím được bóc vỏ, cắt thành khẩu vừa ăn, đem ướp với hoa bưởi, để trong tủ lạnh khoảng 4 tiếng, để hương bưởi thấm vào từng khúc mía. Khi ăn, mía ngọt, có mùi thơm thoang thoảng rất dễ chịu.

Nhót xanh

Thời điểm này, nhót xanh chưa vào vụ, quả vẫn còn xanh và chát. Thế nhưng nó vẫn được hội chị em ở Thủ đô săn lùng với mức giá khá cao. Có lẽ vì người ta thèm một chút chua chát nhè nhẹ sau cái Tết được "tẩm ướt" trong thịt cá béo ngậy.

Thang-Ba-o-Ha-Noi-ngoai-hoa-buoi-thom-nong-thi-con-dac-san-gi-7

Nhót xanh (hay nhót bao tử) được các hội chị em truyền tai nhau rằng, ăn ngon nhất là ăn kèm với chẩm chéo - gia vị của người Sơn La.

Nhót làm sạch, bổ đôi, bổ ba, trộn đều với chẩm chéo cho ngấm rồi thưởng thức. Nhiều người cầu kỳ hơn thì ăn kết hợp cùng bắp cải non, lá tỏi, rau mùi...

Chè lam

Bánh chè Lam Hà Nội được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo nếp, đường mật, mạch nha, gừng, lạc rang. Thưởng thức món bánh mộc mạc này, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo thơm của gạo nếp, cay dịu của gừng, bùi béo của lạc và thanh ngọc của mật mía. 

Thang-Ba-o-Ha-Noi-ngoai-hoa-buoi-thom-nong-thi-con-dac-san-gi-5

Và càng ngon hơn nếu như nhấm nháp miếng chèm lam với một tách trà xanh ấm nóng giữa thời tiết đỏng đảnh của Hà Nội.

Bánh chả

Bánh chả - món ăn vặt thân thuộc của người Hà Nội được yêu thích ở mọi lứa tuổi, từ già đến trẻ. Nguyên liệu làm bánh gồm mỡ lợt, lạp xưởng, lá chanh, bột mì, đường, muối trắng. Bột làm vỏ bánh phải được nhào đều, mịn, ủ bột trong thời gian quy định để bột có thể lên men đủ độ thì bánh mới giòn và xốp.

Thang-Ba-o-Ha-Noi-ngoai-hoa-buoi-thom-nong-thi-con-dac-san-gi-4

Ăn bánh chả, dễ dàng cảm nhận được vị béo đặc trưng của mỡ lợn, vị thanh bùi của lá chanh kết hợp với vỏ bạn giòn rụm. Ăn bánh chả rồi nhấp thêm ngụm trà hoa cúc nóng hổi thì quả thực là không có gì tuyệt vời bằng.

Xem thêm: Ngất ngây với Mũi Đại Lãnh nhìn tựa như "Việt Nam thu nhỏ", ngắm bình minh đầu tiên trong ngày

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận