Cuộc sống ở nơi tận cùng thế giới: Số lượng gấu nhiều hơn số dân, khách đến không cần visa
Svalbard là thủ đô tận cùng của thế giới. Nơi đây gấu nhiều hơn số dân, cấm mang mèo lên đảo, phụ nữ mang thai phải vào đất liền nhưng du khách đến không cần visa.
Svalbard là một quần đảo của Na Uy, nằm giữa lục địa Na Uy và Bắc Cực. Đây là vùng đất hoang dã nguyên sơ, khoảng 65% diện tích đất được bảo vệ, mục đích để duy trì trạng thái tự nhiên. Hiện quần đảo này có 7 công viên quốc gia và 15 khu vực bảo tồn chim.
Svalbard được xem là khu vực duy nhất mà du khách đến không cần visa. Tuy nhiên, chính phủ Na Uy vẫn kiểm soát và thực thi các luật lệ khác như thường ví dụ như việc săn bắn, đánh bắt cá, nhà ở và các cơ sở hạ tầng ở khu du lịch không cần visa này.
Được biết, Svalbard cách thủ đô Oslo của Na Uy khoảng 2.000km nhưng chỉ cách cực Bắc khoảng 965km. Svalbard là 1 trong những khu vực duy nhất tại cực Bắc có cư dân sinh sống. Dân số ở đây khoảng 2.500 người. Thủ phủ của vùng là Longyearbyen, thị trấn nằm xa nhất về phía bắc của Na Uy.
Vùng đất này được khám phá vào năm 1956 bởi Villem Barentsz người Hà Lan. Ông từng đặt tên nơi này là Spitsbergen (tiếng Hà Lan có nghĩa là những ngọn núi sắc lạnh). Năm 1920, quần đảo Svalbard là vùng đất "không" của riêng ai.
Năm 1920, Hiệp ước Paris về Spitsbergen của Na Uy được cất giữ quyền kiểm soát lãnh thổ. Đến năm 1925, quần đảo này trở thành một phần của Na Uy. Nhưng theo hiệp ước này, tất cả các quốc gia, tham gia ký kết có quyền thực hiện kinh doanh.
Ở khu vực này, đêm kéo dài 120 ngày và ngày kéo dài 127 ngày đêm. Phong cảnh ở đây ấn tượng với du khách bởi những ngọn núi tuyết, sông băng lạnh giá và những vùng vịnh xinh đẹp.
Phương tiện giao thông chính vào mùa đông ở đây là xe trượt tuyết. Còn vào mùa hè thì có thể di chuyển bằng xuồng máy hoặc thuyền hay du thuyền.
Từ 100 năm về trước tại quần đảo này có một truyền thống là phải bỏ giày ở ngoài khi đi vào nhà. Truyền thống này do những người thợ mỏ đặt ra đầu tiên do họ không muốn mang bụi than vào trong nhà.
Một số thống kê chỉ ra, dân số ở khu vực này ít hơn số lượng gấu Bắc Cực sinh sống. Hiện trên đảo Svalbard có đến 3.000 con gấu Bắc Cực. Forbes nói rằng, số lần du khách bắt gặp gấu trắng hoặc các loài động vật quý như cáo trắng, tuần lộc ở đây ngày một nhiều hơn, nhất là vào mùa đông.
Vì số dân ít hơn số lượng gấu nên người dân sinh sống ở đây luôn phải chuẩn bị vũ khí để tránh trường hợp bị động vật hoang dã tấn công. Đây cũng là 1 trong số ít những địa điểm mà khách du lịch nhìn thấy những bà mẹ địu con và đeo súng trường trên lưng.
Bẫy gấu bắc cực, săn bắt cá voi hay các loài khác là cách kiếm sống phổ biến của người dân ở đây. Thế nhưng hiện tại khu vực này đã được đưa vào chương trình bảo tồn hoặc nằm trong vườn quốc gia. 2/3 diện tích các đảo ở Svalbard đã trong diện cần bảo vệ.
Những năm gần đây, quần đảo này thu hút nhiều du khách lẫn dân cư tới sống và khám phá. Vì gần vùng cực nên khí hậu vào mùa hè cũng chỉ được đến 6 độ C. Nhiệt độ mùa đông giảm xuống -14 độ C.
Matias Fuentes (24 tuổi, làm phụ bếp và nhân viên bảo vệ) cho biết, anh đã đến đây từ năm 2010 nhưng anh không thể chịu được cái lạnh ở đây. Chỉ những người sống nhiều năm mới có thể quen được nhiệt độ lạnh kinh khủng này.
Được biết Svalbard có 3 mùa là mùa hè vùng cực, mùa đông với cực quang và mùa đông có nắng. Khi du khách đến thăm quan quần đảo này sẽ dễ dàng tìm thấy các cửa hiệu, bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, quán bar, nhà hàng, thư viện, rạp chiếu phim.
Có 3 điều duy nhất cần chú ý ở quần đảo này đó là việc họ từ chối đưa mèo lên đảo để bảo vệ môi trường hoang dã. Tiếp nữa, do ở đây không đủ cơ sở vật chất y tế nên phụ nữ mang thai cần phải vào đất liền sinh đẻ. Điều cuối cùng là không để người chết trên đảo.
Xem thêm: Những cư dân dũng cảm ở hòn đảo đặc biệt có "núi lửa nằm trong miệng núi lửa"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận