Sợ về nhà vì COVID-19, người đàn ông sống chui trong sân bay suốt 3 tháng không ai hay biết
CNN đưa tin, một người đàn ông Mỹ sợ lây nhiễm COVID-19 khi về nhà nên đã sống chui trong sân bay suốt 3 tháng.
Cách đây vài ngày, Sở Cảnh sát Chicago đã bắt giữ Aditya Udai Singh (33 tuổi, California, Mỹ) ở O’Hare. Người đàn ông này bị buộc tội mạo danh trong khu vực hạn chế của sân bay. Đồng thời anh ta cũng là người đã ăn trộm gần 500 USD.
Cảnh sát địa phương chia sẻ với CNN, Singh đã sống trong khu vực an ninh của sân bay cho đến ngày 16/1 trước khi 2 nhân viên của hãng hàng không United Airlines yêu cầu xem giấy tờ tùy thân.
Người đàn ông này đã sử dụng thẻ nhân viên của một người quản lý sân bay để thoải mái di chuyển trong sân bay. Người quản lý này từng báo mất thẻ từ tháng 10/2020.
Vài ngày sau khi bị bắt, Singh bị đưa ra tòa để luận tội. Đứng trước vành bục xét hỏi, anh ta cho biết "sợ về nhà vì COVID-19" nên đã sống chui tại sân bay. Các hành khách ở sân bay đã cho anh ta đồ ăn để duy trì sự sống qua nhiều ngày.
Tờ Chicago Tribune đưa tin, thẩm phán quận Cook đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước những tình tiết bất thường của vụ án. Ông cho biết, trước đó, Singh chưa từng có tiền án, tiền sự. Anh ta sinh sống cùng gia đình ở vùng ngoại ô Orange, Los Angeles, California.
Phía tòa án cho biết, khoản tiền bảo lãnh Singh là 1.000 USD với điều kiện anh không được phép trở lại sân bay O’Hare nữa. Singh sẽ tiếp tục hầu tòa vào ngày 27/1.
Trước đây trên thế giới cũng từng ghi nhận một trường về người đàn ông sống ở sân bay suốt 18 năm. Song hoàn cảnh của người đàn ông này lại khác hoàn toàn với trường của Singh.
Người đàn ông bị kẹt ở sân bay suốt 18 năm đó là Mehran Karimi Nasseri (Ngài Alfred). Ông sinh ra và lớn lên ở Masjed Soleiman, Iran vào năm 1943.
Vào năm Năm 1973, Nasseri trở thành sinh viên tại trường Đại học Tổng hợp, Anh. Trong quá trình học tập ở đây ông bị cáo buộc đã tham gia biểu tình của sinh viên chống lại vị vua cuối cùng của Iran.
Năm 1977 ông tốt nghiệp đại học và trở về nhà với ý định tạo dựng một cuộc bình yên của mình nhưng bất ngờ bị bắt giam. Đến năm 1981, ông bị đầy khỏi đất nước vì âm mưu chống lại chính phủ Iran.
Khi đó Nasseri quyết định tìm kiếm một quốc gia châu Âu để xin nhập cư, tạo dựng một cuộc sống mới. Tuy nhiên, hầu hết các nước đều từ chối ông.
Sau nhiều nỗ lực, Nasseri may mắn được Ủy ban quản lý người tị nạn của Liên Hiệp Quốc ở Bỉ chấp nhận. Sau 1 năm lang thang ở Bỉ, ông quyết định lấy quốc tịch Anh và định cư ở đó.
Năm 1988, Nasseri lên kế hoạch đi du lịch đến Pháp và từ Pháp về Anh bằng máy bay, Song mọi thứ đã đi chệch kế hoạch mà ông từng vạch ra. Khi ông đến sân bay quốc tế Charles de Gaulle thì bị một nhóm côn đồ cướp hàn lý nên bị mất hết giấy tờ tùy thân. Lúc này Nasseri không biết đi đâu cũng không biết phải làm gì. Thậm chí một chữ tiếng Pháp bẻ đôi ông cũng không biết.
Sau nhiều ngày vò đầu suy nghĩ, Nasseri quyết định ở lại sân bay Charles de Gaulle. Những ngày bị kẹt ở sân bay ông làm nhiều công việc vụn vặt để kiếm tiền trong khu vực sân bay, ăn thức ăn nhanh mỗi ngày. Nasseri tắm rửa trong nhà vệ sinh công cộng và dành phần lớn thời gian để đọc sách và nhìn ngắm mọi người đi qua đi lại mỗi ngày.
Lâu dần, nhân viên sân bay coi ông là một phần của sân bay. Họ thậm chí còn cho ông thức ăn và những tờ báo. Trong suốt thời gian bị kẹt ở sân bay Pháp, ông Nasseri đã viết lại cuộc sống của mình vào cuốn nhật ký gần 1.000 trang.
Sau vài năm sống ở sân bay ông gần như mất hết hy vọng và từng nghĩ sẽ chết già ở sân bay. Ông không thể hít thở bầu không khí trong lành, không thể đặt chân nên nền đất lạnh, không thể rời khỏi sân bay, nói cách khác không được phép ra ngoài.
Thế nhưng điều gì đến cũng phải đến, hoàn cảnh của Nasseri thu hút sự chú ý của một luật sư người Pháp có tên Christian Bourguet. Vị luật sư này đã lắng nghe câu chuyện của ông và tìm kiếm sự tự do cho ông. Christian Bourguet đã theo đuổi trường hợp này hơn 10 năm. Cuối cùng vào năm 1999, ông cũng đã thuyết phục được Bỉ gửi cho Nasseri những giấy tờ thay thế. Điều này sẽ Nasseri giấy phép để ở lại Pháp và được tự do đi lại.
Khi nhận được giấy tờ Nasseri đã từ chối vì nghĩ rằng đó là giấy tờ giả mạo. Ông quyết định không đi đâu và ở lại sân bay. Hiểu nhầm này đã khiến ông tốn thêm 7 năm sống ở sân bay nữa. Và điều này cũng khiến người ta tưởng rằng ông có vấn đề về thần kinh do ở sân bay nhiều năm nên tổn thương tâm lý.
Đến năm 2006, ông bị buộc rời khỏi sân bay do mắc bệnh. Đó là lần đầu tiên ông rời khỏi sân bay kể từ năm 1988. Sau khi sức khỏe ổn định, ông được trao lại giấy tờ tùy thân. Từ đó chấm dứt chuỗi ngày lang thang của ông ở sân bay.
Sau này câu chuyện của ông đã được chuyển thể thành bộ phim The Terminal do Tom Hanks thủ vai chính. Bộ phim ra mắt năm 2004, trong lúc Nasseri vẫn còn bị mắc kẹt tại sân bay.
Doanh nhân Ấn Độ được sách Kỷ lục Thế giới vinh danh vì sở thích dùng đồ đạc màu đỏ - trắng
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận