Rằm tháng 4 âm lịch năm Quý Mão 2023 rơi vào thứ mấy?

Rằm tháng 4 âm lịch năm Quý Mão 2023 chính là ngày Đại lễ Phật Đản của Phật giáo. Đây là ngày mang nhiều ý nghĩa. 

Đỗ Thu Nga
10:20 29/05/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo lịch vạn niên, ngày rằm tháng 4 âm lịch năm Quý Mão 2023 (ngày 15/4 âm lịch - ngày Tân Mão, tháng Đinh Tỵ, năm Quý Mão) rơi vào Thứ 6, ngày 2/6/2023 dương lịch.

Đây là ngày phù hợp cho việc cúng tế, cầu phúc, cầu tự, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, động thổ, khai trương, ký kết, giao dịch, nạp tại. Nhưng đây lại là ngày không nên đi làm đẹp.  

Vào ngày rằm tháng 4 (15/4) là ngày Kim Dương - nên xuất hành đi xa vì có quý nhân phù trợ, tài lộc thông suốt. Hướng xuất hành tốt: Đi hướng Tây Nam sẽ đón được Tài thần và Hỷ thần. Tuy nhiên, không nên xuất phát hướng Bắc vì gặp Hắc thần.

ram-thang-4-am-lich-nam-quy-mao-2023-roi-vao-thu-may-8

Đối với người Việt, 15 âm lịch được gọi là ngày vọng. Đây là ngày để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên. Vào ngày này, các gia đình Việt thường chuẩn bị lễ vật như hoa quả, xôi thịt, hương hoa để dâng lên bàn thờ gia tiên. Đồng thời đọc các bài văn khấn để mời gia tiên về. 

Còn đối với Đạo Phật, rằm tháng 4 hàng năm chính là Đại lễ Phật Đản. Đây là ngày lễ rất lớn của Phật giáo.

Theo Kinh phật, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Chính vì thế, lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

ram-thang-4-am-lich-nam-quy-mao-2023-roi-vao-thu-may-6

Đại lễ Phật Đản cũng là dịp để ôn lại lịch sử của Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, là cơ hội để người Phật tử chiêm nghiệm, sống theo lời dạy vàng ngọc của Ngài, đi theo con đường giác ngộ của Ngài để đưa nhân loại đến hòa bình, an lạc, hạnh phúc.

Theo lời dạy của Đức Phật, trách nhiệm xã hội là tiêu chuẩn của cả đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội. Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức đều phải có trách nhiệm, nghĩa vụ hành động vì hạnh phúc, an lạc của nhân loại.

Do vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người đệ tử Phật cũng phải nêu cao đạo hạnh, nghiêm trì giới luật và tuân thủ pháp luật; đồng thời siêng năng thực hành giáo lý từ, bi, hỷ, xả để nuôi dưỡng thân tâm. Đó chính là nền tảng thực hiện trách nhiệm xã hội, xóa bỏ điều ác, hận thù, vô cảm trong xã hội.

Xem thêm: Rằm tháng 4 âm lịch năm Quý Mão 2023 phải làm gì?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận