Phật A Di Đà có thật không và những điều ít biết về Phật A Di Đà?
Chắc chắn, khi tìm hiểu về Phật Da Di Đà và nơi được gọi là "Tây Phương cực lạc" cách xa "mười muôn ức cõi" thì ai ai cũng thắc mắc, không biết Phật A Di Đà có thật không?
Phật A Di Đà là ai và Phật A Di Đà có thật không?
Các Phật tử khi chào nhau đều dùng câu "Nam mô A Di Đà Phật". Ở trong các chùa cũng có rất nhiều tượng Phật A Di Đà. Vậy, Phật A Di Đà là ai, có thật không? Phật A Di Đà có phải là người khai sinh ra Phật giáo không?
Theo Kinh A Di Đà, từ thời xưa, ở một vương quốc nọ, có một người tên Kiều Thi Ca, sau khi nghe một vị Phật thuyết pháp liền từ bỏ ngôi vị của mình, bắt đầu tu hành. Người này lấy hiệu là Pháp Tạng hay trong tiếng Phạm là Dharmākara.
Theo các giả thuyết hiện nay, Phật A Di Đà là 1 trong những vị Phật huyền thoại. Sử thi được tạo ra trong kinh Phật chứ không có dẫn chứng lịch sử.
Vậy, Phật A Di Đà có thật không? Câu trả lời là có hoặc không tùy theo đức tin của các phật tử. Có người cho rằng, nếu Phật A Di Đà và cõi Tây Phương cực lạc không có thật thì chắc hẳn Phật tổ sẽ không tuyên truyền và giải thích cho chúng sinh về kinh Vô Lượng Thọ hay Vô Lượng Quang như từ trước đến nay.
Nói dối là 1 trong 5 điều cấm trong Đạo Phật. Nếu Phật tử tin vào Phật pháp sẽ thấy rằng sự tồn tại của Đức Phật A Di Đà là điều hiển nhiên. Ngài xuất hiện trong Kinh Phật, hình dáng của Ngài được khắc họa đầy nhân hậu, thoát tục trong chùa chiền mang nhiều ý nghĩa cho quá trình tu hành của các Phật tử.
Kinh Phật nói gì về Phật A Di Đà?
Theo các ghi chép trong sách kinh, Phật A Di Đà là vị Phật có công đức vô lượng, làm nhiều việc tốt từ nhiều đời nhiều kiếp trước. A Di Đà có nghĩa là Vô lượng thọ, Vô lượng quang (hào quang trí tuệ chiếu khắp nhân gian), Vô lượng công đúc.
Phật A Di Đà tụng 48 lời thề cứu độ chúng sinh. Trong lời thế thứ 18, Ngài đã nói đến việc sau này đạt thành Phật sẽ tịnh hóa thế giới thành một trong những vương quốc thanh tịnh và đẹp đẽ nhất, chúng sinh nào hướng niệm đến ngài sẽ được tiếp dẫn để vãng sanh ở đó.
Kinh Bì Hoa chép: đại kiếp xa xưa của Phật A Di Đà là người nước Tản đề Lam tên gọi Thiện Trì. Ngài là 1 vị chuyển luân thánh vương thống trị bốn châu thiên hạ được biết đến với cái tên Vô Trách Niệm. Ngài có 32 tướng tốt như nhà Phật và dùng pháp hiền thiện triết giáo hóa để thống trị quân dân trong vương quốc. Thần dân hành thiện được khen ngợi và quý trọng. Thần dân hành ác sẽ bị trừng trị thích đáng và loại bỏ khỏi vương quốc. Chính vì thế mà vương quốc của Ngài cai quản luôn được hưởng hòa bình thịnh vượng, ấm no.
Theo Câu Xá quyển 12, thời của Vua Thiện Trì con người, đất trời luôn an hòa và tạo ra môi trường sinh thái đặc biệt tinh khiết, đất đai màu mỡ, vạn vật tốt tươi, khí chất sung mãn. Âu cũng là nhờ sự thông thái, trí tuệ, nhân từ và quả cảm của người.
Trong triều đình thời ấy, vua Thiện Trì có quan đại thần tên Bảo Hải thuộc dòng Phạm Chí rất đỗi tinh thông về thiên văn học đặc biệt có lòng mến mộ Phật giáo và giúp Ngài rất nhiều trong việc tao ra một đất nước tốt đẹp thịnh trị. Ông có người con thông tuệ khi mới sinh đã được nhiều người tôn kính tặng nhiều báu vật nên cho đặt tên là Bảo Tạng.
Bảo Tạng trí lực uyên thâm thấy được sự thâm sâu của thế giới vô thường khổ sở nên đã xin cha mẹ cho đi xuất gia nơi cửa Phật. Tu tập chuyên sâu Bảo Tạng đã chứng quả vô thượng thành Phật mang hiệu Bảo Tạng Như Lai. Tiếng thơm danh tốt của Phật Bảo Tạng đã được vua Vô Tránh Niệm biết đến. Từ đó, vua cũng thỉnh Phật và cho chư tăng vào vương cung cúng dường.
Bấy giờ, quan đại thần Bảo Hải đã pháp chứng thánh quả trở thành Bồ Tát. Nhân một buổi thiết triều cùng bàn luận quốc sự bèn khuyên vua rằng nên phát tâm Bồ đề nhằm cầu đạo vô thượng.
Thấy vậy, nhà vua bèn nguyện sau này thành Phật sẽ làm chủ trang nghiêm thanh tịnh và giáo hóa chúng sinh. Vua Vô Tránh Niệm sau khi phát nguyện xong liền được đức Bảo Tạng Như Lai thọ ký cho vua sau này thành Phật lấy tên hiệu là A Di Đà cai quản cõi Tây phương Cực Lạc. Vị đại thần của nhà vua là Bảo Hải sau này cũng phát tâm thành Phật mang hiệu Thích Ca Mâu Ni.
Phật A Di Đà có phải là Phật tổ không?
Phải khẳng định rằng, Phật A Di Đà hoàn toàn khác Phật tổ. Người tu hành không nên nhầm lẫn giữa hai vị Phật này.
Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ và được biết đến nhiều trong Kinh Phật. Còn Phật tổ (Phật Thích Ca Mâu Ni) có thật trong lịch sử. Có thể gọi Ngài là thầy của hết thảy và hiểu thấu mọi vạn vật trên thế gian. Phật tổ sáng tạo ra Đạo Phật và là người mở ra đạo giáo nhà Phật được chúng sinh tôn làm Tổ.
Theo sử sách ghi lại, Phật Thích Ca Mâu Ni chính là giáo chủ của cõi Ta Bà. Ngài đã từng sống như một chúng sinh và sau khi thấu hiểu những đau khổ của hồng trần đã tu hành và sáng lập ra Phật giáo. Cõi Ta Bà được ví như cõi khổ đau nơi mà con người sống và chết, đau khổ và bệnh tật.
Cõi giới này, Đức Phật Thích Ca giúp chúng sinh tỉnh ngộ, hướng theo cái thiện, tránh xa việc ác được người đời tôn là Phật Tổ. Ngài là một vị Phật có thật không phải một vị Phật huyền thoại như Phật A Di Đà.
Đức Phật A Di Đà được nhắc đến là giáo chủ cõi Cực lạc tại Tây phương. Trong các cuốn sách về cuộc đời của Phật Thích Ca có nhắc đến cho những tín đồ của mình về Đức Phật A Di Đà và cõi Cực lạc nơi Đức Phật A Di Đà đang giáo hóa chúng sinh.
Phật Thích Ca sau khi đã khổ công tu luyện thành thánh quả, Ngài đã sử dụng tất cả trí tuệ của Ngài để thấy được sự vận hành của muôn vật, hiện tượng và nhân sinh trong vũ trụ. Ngài có thể thấy rõ cả quy trình tu hành và đắc đạo của Đức Phật A Di Đà và thấy được đời sống của chúng sanh tại cõi Tây phương Cực Lạc. Tóm lại, bạn có thể hiểu rằng Đức Phật A Di Đà là một vị Phật do Phật Tổ giới thiệu cho chúng sinh.
Ngày vía Đức Phật A Di Đà
Vì Kinh sách Tịnh Độ tông không ghi rõ ngày đản sinh, xuất gia thành đạo của Phật A Di Đà, nên người tu Tịnh Độ chọn ngày sinh của Vĩnh Minh Thọ Thiền Sư là ngày 17 tháng 11 Âm lịch hàng năm cử hành lễ vía, nhớ lại Đức Phật A Di Đà. Vĩnh Minh Thọ Thiền Sư được xem như là hoá thân của Phật A Di Đà.
Theo sách “Đường về cực Lạc”, Ngài sinh vào đời Tống, người Tiền Đường, họ Vương tự Xung Huyền. Thuở thiếu niên thường trì tụng Kinh Pháp Hoa, cảm bầy dê quỳ mọp nghe Kinh.
Trưởng thành làm quan coi về thuế vụ, nhiều lần lấy tiền công đến Tây Hồ mua cá trạnh phóng sinh. Bị phát giác hình quan thẩm định án tử. Khi áp giải ra pháp trường sắc mặt vẫn bình thản, vì tin rằng do công đức phóng sinh hồi hướng sẽ được sinh Tịnh độ. Nhà vua cảm động tha bổng.
Ngài xin xuất gia, đến Tứ Minh thọ pháp với Tuý Nham Thiền Sư. Ngài tụng Pháp Hoa Sám, thấy Bồ Tát Quan Thế Âm tưới nước cam lồ vào miệng, được biện tài vô ngại. Ngài tu Thiền nhưng rất mến mộ Tịnh, một hôm đến thiền viện của Trí Giả đại sư làm hai lá thăm: Một đề “nhất tâm thiền định”, một đề “Trang nghiêm Tịnh độ”. Sau 7 lần rút thăm đều rút nhằm lá thăm “Trang Nghiêm Tịnh độ”. Từ đó Ngài tận lực tu niệm hoằng hoá pháp môn Tịnh độ.
Về sau Ngài trụ trì chùa Vĩnh Minh, tôn hiệu Trí giác Thiền Sư, ngài trụ ở đây 15 năm, độ được 1700 vị tăng và cư sĩ quy hướng Tịnh độ rất nhiều. Ngài trứ tác tập “Vạn Thiện đồng quy”, chủ ý khuyến tu các pháp lành qui hướng về Tịnh độ.
Xem thêm: Vì sao Đức Phật thường nhấn mạnh "trân trọng phụ nữ là phúc báo nghiệp lành"?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận