Ôn thi tốt nghiệp THPT: 5 cách chuyển đoạn bất bại trong bài NLVH

Đang tuôn trào cảm xúc viết văn nhưng đến khi chuyển đoạn lại "bí" từ, không biết viết sao cho mượt, cho hay. Không sao, chúng tôi sẽ cùng các bạn giải quyết vấn đề này.

Đỗ Thu Nga
11:00 01/05/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Dưới đây là 5 cách chuyển đoạn bất bại trong bài nghị luận văn học mà các bạn học sinh có thể vận dụng:

1. Sử dụng từ nối

Đầu tiên, tiếp theo, nối tiếp, không những vậy, như vậy, tóm lại, hơn nữa, bên cạnh đó... Đây là cách nối cơ bản nhất, dễ sử dụng nhất để tạo liên kết cho các đoạn trong bài nghị luận văn học.

Ví dụ: Nối tiếp nỗi nhớ trong mười bốn câu thơ đầu, Quang Dũng mở ra những kỷ niệm của tác giả với vùng đất Tây Bắc, đồng thời thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp lãng mạn và đào hoa của chiến sĩ quân đoàn Tây Tiến qua khổ thơ thứ hai... (đoạn trích).

2. Nhắc lại nội dung luận điểm trước

Nếu như (luận điểm 1) nhà văn đã thể hiện được + (nội dung luận điểm 1) thì ở (luận điểm 2) nhà văn đã khắc họa + (nội dung luận điểm 2).

Ví dụ: Nếu như bức tranh thiên nhiên mà nhà văn Nguyễn Minh Châu tạo ra một tuyệt tác đạt đến sơn cùng thủy tận, thì ở bức tranh đời, ông lại khắc họa một hiện thực vô cùng tàn khốc, đối nghịch hoàn toàn với vẻ đẹp thơ mộng "cảnh đắt trời cho" trước đó... (Đi vào phân tích).

on-thi-tot-nghiep-thpt-5-cach-chuyen-doan-bat-bai-trong-bai-nlvh-8

3. Sử dụng nhận định hoặc liên hệ

A từng bộc bạch: "trích dẫn ý kiến". Thấm nhuần tư tưởng ấy, nhà văn B đã thể hiện (nội dung đoạn cần phân tích).

Ví dụ: M.Gorki đã từng bộc bạch: "Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm bản thân mình nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý". Thấm nhuần tư tưởng ấy, nhà văn Tô Hoài đã đặt lên vai mình trọng trách cao cả, ông đã dùng trái tim chân thành của người nghệ sĩ hóa thân thành sứ giả để gắn trên lưng những con người nhỏ bé đôi cánh vươn tới chân lý. Đôi cânhs mà nhà văn tặng cho Mị có lẽ được thể hiện qua hai lần hồi sinh. (Đi vào phân tích).

4. Sử dụng hình ảnh so sánh

Nếu ví nội dung A + như (hình ảnh A) thì nội dung B+ như (hình ảnh B).

Ví dụ: Nếu ví việc miêu tả sự hung bạo dữ dội của Sông Đà như một trận cuồng phong bão táp thì dưới đây, tác giả Nguyễn Tuân đã làm cho vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sông Đà như một làn gió mới mẻ rất đỗi dịu dàng. (Đi vào phân tích).

5. Sử dụng cấu trúc: Càng... càng...

Càng dọc theo từng con chữ của nhà văn, ta càng thấu hiểu được (nội dung cần phân tích).

Ví dụ: Trong truyện ngắn "Vợ nhặt", càng dọc theo từng con chữ trên trang nghệ thuật của nhà văn, ta càng thấu hiểu được khát khao được sống, khát khao vươn lên để thoát khỏi sự khốn cùng của những người nông dân nghèo trong nạn đói thế kỷ của dân tộc. (Đi vào phân tích). 

Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp THPT: Công thức viết kết bài chung cho tác phẩm 12

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận