Ở đời không thờ Phật thì hãy khéo thờ cha mẹ: Hiếu với cha mẹ tức là kính Phật

Làm con hiếu thảo theo lời kinh dạy là cố gắng tu trì, diệt trừ tội chướng, thanh tịnh hành vi, cha mẹ hiện tiền sống lâu trăm tuổi, tổ tiên quá khứ rũ sạch oan khiên.

Ở đời không thờ Phật thì hãy khéo thờ cha mẹ: Hiếu với cha mẹ tức là kính Phật

Làm con hiếu thảo theo lời kinh dạy là cố gắng tu trì, diệt trừ tội chướng, thanh tịnh hành vi, cha mẹ hiện tiền sống lâu trăm tuổi, tổ tiên quá khứ rũ sạch oan khiên.

"Tu đâu bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu" - việc báo hiếu cha mẹ không phải điều đao to búa lớn gì. Báo hiếu cha mẹ chính là từ lời nói, hành động thường ngày. 

Hiếu thuận với cha mẹ là nghiệp lành lớn nhất đời người, là phúc báo mà Phật giáo khuyên nên làm nhất ở đời. Những lời Phật dạy về lòng hiếu thảo sẽ giúp chúng sinh ngộ ra được nhiều chân lý ở đời.

Câu chuyện "ơn mẹ may áo"

Vào thời Xuân Thu, có người con hiếu thảo tên là Mẫu Tử Khiêm. Mẹ cậu mất sớm, cha lại lấy mẹ kế và sinh được hai người con. Mẹ kế đối xử với cậu không tốt, thường xuyên ngược đãi.

Vào mùa đông, mẹ kế dùng bông lau may áo cho cậu, nhưng lại may cho hai người em lại là áo bông. Áo may bằng bông lau xem ra rất dày dặn nhưng khả năng giữ ấm cực kém. 

Vừa lúc cha cùng cậu đi xa, và bảo cậu đánh xe ngựa. Vì trời quá lạnh, gió rít từng hồi, quần không đủ ấm khiến cậu lạnh đến mức run cầm cập. Cha nhìn thấy thì tức giận lắm, liều nghĩ: "Liệu có phải cố ý bêu xấu mẹ kế không?".

Vào lúc tức giận, người cha đã lấy roi quất vào tấm áo bông lau của cậu. Kết quả, khi roi vừa vút xuống, áo liền rách ra, bông lau bay ra. Lúc này người cha mới hiểu, thì ra mẹ kế ngược đãi con mình. Ông tức giận vô cùng. Khi về đến nhà liền đuổi người mẹ kế đi.

Về phần Mẫn Tử Khiêm, cậu đối đãi với người mẹ kế một mực chân thành. Lúc này cậu quỳ xuống nói với cha: "Cha ơi, cha đừng đuổi mẹ kế đi. Bởi vì, mẹ còn thì một con lạnh, mẹ đi ba con cô quạnh. Khi có mẹ, chỉ có một mình con chịu lạnh, nếu mẹ mà đi, con và hai em đều chịu đói, chịu lạnh".

Đến lúc này, lòng hiếu thảo tột cùng của Mẫn Kiêm vẫn không hề giảm. Hơn nữa lại nghĩ cho sự an vui của anh em và gia đình. Tấm lòng chân thành này đã làm cha cậu xuôi giận, sự chân thành này cũng làm cho mẹ kế của cậu có lòng hổ thẹn.

Tấm lòng hiếu thảo chân thành này của Mẫn Tử Khiên đã chuyển quá duyên xấu của gia đình, mà làm cho gia đình từ đây hạnh phúc, an vui. Cho nên, “Cha mẹ ghét, hiếu mới tốt”. Chúng ta phải luôn luôn nghĩ rằng “Đức chưa tu” thì “Cảm chưa đến”, sự chân thành có thể không làm mất mát, mà còn đem lại sự quan tâm chăm sóc.

Ghi lòng tạc dạ lời Phật dạy về chữ hiếu

Hiếu với mẹ cha tức là kính Phật. Ở đời nếu không thờ Phật thì hãy khéo thờ cha mẹ. Dưới đây, Sống Đẹp xin tổng hợp lời Phật dạy về hiếu hạnh ở đời:

1. Lời dạy của Đức Phật về hiếu hạnh trong Kinh Nhẫn nhục

Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu

Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu.

2. Lời dạy của Đức Phật về hiếu hạnh trong Kinh Pháp cú

Vui thay hiếu kính Mẹ

Vui thay hiếu kính Cha

3. Lời dạy của Đức Phật về hiếu hạnh trong Kinh Tứ thập nhị chương

– Người phàm thờ phụng trời đất quỷ thần, không bằng hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, bởi cha mẹ hơn hẳn quỷ thần vậy!

4. Lời dạy của Đức Phật về hiếu hạnh trong Kinh Bại vong, kinh Tập (Suttapatana):

Ai với mẹ hay cha,

Già yếu, tuổi trẻ hết,

Tuy giàu không giúp đỡ,

Chính cửa vào bại vong.

5. Lời dạy của Đức Phật về hiếu hạnh trong Kinh Phạm võng

– Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta. Bao nhiêu đời kiếp ta từ đó mà sanh ra, nên chúng sanh trong sáu đường là cha mẹ của ta cả.

6. Lời dạy của Đức Phật về hiếu hạnh trong Kinh Phân biệt

– Ta trải qua nhiều kiếp tu hành thành đạo là nhờ công ơn của cha mẹ nuôi dưỡng.

7. Lời dạy của Đức Phật về hiếu hạnh trong Kinh Hiền ngu

– Ta trong nhiều kiếp quá khứ, nhờ từ tâm hiếu thuận, cúng dường cha mẹ, do công đức đó, nên sinh lên các từng trời thời làm Thiên đế, xuống nhân gian thì làm Thánh vương.

8. Lời dạy của Đức Phật về hiếu hạnh trong Kinh Tạp Bảo Tạng

– Nếu có người muốn được vua Phạm Thiên ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, vua Phạm Thiên đã có ở trong nhà. Muốn có Đế Thích ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, Đế Thích sẵn ở trong nhà. Muốn được tất cả thiên thần ở trong nhà, chỉ cúng dường cha mẹ, tất cả thiên thần đều ở trong nhà. Cho đến muốn cúng dường Thánh Hiền và Phật, chỉ cúng dường cha mẹ, các vị Thánh Hiền và Phật đều ở trong nhà.

– Làm con đối với cha mẹ đem chút lễ mọn cúng dường thì được phước vô lượng, trái lại làm ít điều bất thiện đối với cha mẹ tội cũng vô lượng.

9. Lời dạy của Đức Phật về hiếu hạnh trong Kinh Trường bộ

Cung kính và vâng lời cha mẹ.

Phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu.

Giữ gìn thanh danh truyền thống gia đình.

Bảo vệ tài sản cha mẹ để lại.

Lo tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời.

10. Lời dạy của Đức Phật về hiếu hạnh trong Sám pháp Mục Liên

– Làm con hiếu thảo theo lời kinh dạy là cố gắng tu trì, diệt trừ tội chướng, thanh tịnh hành vi, cha mẹ hiện tiền sống lâu trăm tuổi, tổ tiên quá khứ rũ sạch oan khiên.

– Tất cả mọi người nên phát tâm làm mọi phước đức để báo đáp ân sâu, cha mẹ hiện tiền, cha mẹ quá khứ đều nhờ công đức ấy mà được vãng sinh về Tịnh độ.

– Làm con hiếu thảo phải thuận kính cha mẹ, báo đáp ân sâu, quy y Tam bảo, kiên trì trai giới, thiết lập đạo tràng, siêng tu sám pháp, cầu xin sám hối thay cho cha mẹ, mong độ cha mẹ thoát khỏi huyết bồn, sanh về cõi trời hưởng mọi an lạc.

Xem thêm: Đạo lý từ 3 lần gặp mẹ của Đức Phật: Trăm nết thiện chữ HIẾU đứng đầu