NLXH: Sách là bạn thân của ta
Đọc sách là một trong những hình thức, phương pháp tự học rất hữu ích. Hãy nói lên suy nghĩ của bạn về ý nghĩa và cách đọc sách sao cho phù hợp.
Đọc cẩn thận, chậm chạp, một vết bút chì và một mảnh giấy bên cạnh. Đánh dấu bằng bút chì để có thể dễ tẩy đi khi gặp một tiếng mới, một tiếng ngoại quốc hoặc một danh từ kỹ thuật, một từ ngữ khéo lựa tả được đúng tình cảm mà chính bạn đã có nhưng không diễn được hay như thế. Sự tận mỹ của bút pháp là đặc điểm của các văn hào. Nếu cần, bạn hãy làm một cái thẻ ghi số trang sách Bạn đọc rồi chép lại những điều cần nhớ.
Nếu bạn có thể một mình ở trong phòng, tâm hồn thảnh thơi đọc sách ở bản viết, bên cạnh có cuốn từ điển thì tôi khuyên bạn nên có một cuốn sổ tay để ghi tất cả những điều cần nhớ sau khi đã sắp xếp theo từng mục. Bạn chép thêm vào tất cả những suy tư của bạn trong khi đọc sách và có thể cả những cảm tưởng hàng ngày nữa. Cuốn sổ đó sẽ là bạn thân của bạn. Nó giúp bạn nhớ lâu và nhắc cho bạn những cảm xúc của một thời. Sau này đọc lại bạn sẽ thấy sự tiến triển của tâm hồn mình. Đó cũng là một cách để tự hiểu biết mình.
Một cái hộc để thể có thể thay cuốn sổ tay. Thẻ có lợi là một tờ rơi, mỗi tờ (hoặc nhiều tờ) chép về một vấn đề, như vậy bạn có thể vì lẽ này hay lẽ khác huỷ bỏ đi hoặc thay vào một tờ khác. Chúng ta ai cũng có lúc muốn huỷ một số giấy má riêng của mình. Có những nỗi lòng sau kín quá, không muốn cho người khác thấy, đã chép rồi lại muốn huỷ đi; cả những chỗ ghi chú trong khi đọc sách cũng vậy. Vì viết là tự để "lộ chân tướng" của mình ra.
Hay là bạn nên viết nhật kí, khác hẳn việc ghi trong sổ tay hoặc trên thẻ. Trong nhật kí bạn có thể chép những điều thầm kín hơn: Thị hiếu, hi vọng, thất vọng, tư tưởng bất thần xuất hiện trong đời sống hoặc trong khi đọc sách. Nội một việc chép lại những nỗi lòng, tư tưởng đó, em cũng thấy nhẹ lòng rồi, bạn sẽ bớt thác mác mà ngủ ngon hơn.
Nhưng dù những trang đó song thân bạn vô tình trống thấy mà đọc tới thì cũng đã làm sao đâu? Các người cũng đã trải qua cái tuổi của bạn, đọc nhật kí của bạn tất cảm động và âu yếm bạn hơn chứ?
Sách mượn của người khác thì đừng nên ghi chép gì vào trong đó. Mà sách đưa cho người khác mượn thì cũng không nên ghi chép những cảm tưởng của mình vào. Có lẽ bạn định cho một bạn gái mượn một cuốn có ghi chép như vậy chẳng? Đó là một thủ đoạn để tiếp tục cuộc chuyện trò với nhau và gợi thêm nhiều cuộc chuyện trò khác nữa và cũng để tỏ cái giá trị của mình đay. Chúng ta đều muốn có vẻ "khác người". Ở tuổi bạn cái tuổi muốn san sẻ cảm xúc, thì ý muốn đó cũng rất tự nhiên.
Không phải dọc sách nào cũng phải theo một lối. Cần phải phân biệt. Thơ không đọc như văn xuôi; mà dọc một vở kịch cần tưởng tượng nhiều hơn là đọc một truyện thám hiểm hoặc leo núi. Đọc có thấy thích thì mới chú ý tới và nhớ được nhiều.
Đừng bao giờ đọc hai cuốn một lúc; dừng bắt chước cô chị một người bạn nọ của bạn ngốn ngấu ba cuốn một lúc: Một cuốn trong phòng học, một cuốn nữa trong phòng ngủ và cuốn thứ ba trong phòng... rửa mặt.
Phải đọc lại những cuốn hay. Lúc đó bạn sẽ thấy ích lợi của cuốn sổ tay. Sách cũng như hình ảnh, coi lại lần thứ nhì mới hiểu kĩ. Khi đọc lại, đã biết qua cái đại cương rồi, bạn sẽ tìm ra được nhiều chi tiết mới, bạn hiểu thấu tư tưởng của tác giả hơn. Đọc lần thứ nhì nhất định là bổ ích, thích thú hơn.
Sách là bạn thân của ta. Đừng bao giờ cho mượn một cuốn có giá trị. Cho mượn sách thì khí sách trở về, nội cái việc đem đi đem lại cũng đủ làm cho sách nhàu nát một chút rồi. Nhất là ở cái tuổi bạn người ta không mấy cẩn thận; cứ coi mấy ngón tay của bạn thì đủ rõ. Sách của mình thì bao giờ mình đọc cũng kĩ hơn; sách mượn chỉ đọc thoáng một lần thôi. Sau cùng ít ai chịu ghi tên người mượn sách của mình, rồi vài tháng sau, sắp lại tủ sách: “Ủa! Cuốn này cho ai mượn mà không nhớ? ". Do tật đó mà tôi đã mất trên một chục cuốn có giá trị và tôi ngán ngẩm thương hại những con người tốt bụng, nhưng vô tình và không có thứ tự, quên không trả sách lại cho tôi. Ngay cả những người thiện chí mà cũng có lúc quên trả sách. Mà luôn luôn làm mất những cuốn hay, những cuốn ấy được nhiều người nói tới, thành thử họ mới tò mò muốn đọc rồi lại mượn của mình.
Bạn ráng ngay từ bây giờ theo dõi trào lưu văn học đi. Hầu hết các nhật báo mỗi tuần một lần đều có một trang văn học. Song thân bạn có lẽ cũng đọc một tuần báo văn học đầy đủ tin tức hơn. Nhìn qua cái tít, bạn đủ thấy ngay có mục nào, những cuốn sách mới ra nào hợp với tuổi bạn hoặc có những biến cố quan trọng nào mà bạn cần biết. Gần lễ Giáng Sinh, những trang văn học đó đặc biệt có lợi cho bạn.
Đọc tức là học. Cũng là tiêu khiển một cách thông minh. Sau cùng, làm chủ những cuốn sách mà bạn thích, tự tạo lần lần một thư viện, đó là cái hãnh diện đầu tiên của một học sinh cần mẫn.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận