NLXH 200 chữ: Không có đam mê, không có thiên tài

Đây là một đoạn văn nghị luận xã hội được trích từ cuốn 200 đoạn văn nghị luận xã hội chọn lọc từ cô giáo Đường Mai. Các bạn học sinh cùng tham khảo nhé!

Đỗ Thu Nga
16:00 05/04/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

John Ruskin từng nói: “không có đam mê, không có thiên tài”. Câu nói ấy như một lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của đam mê với những thành công của cuộc đời con người. Đam mê đó chính là sự yêu thích, là sở trường và là đích đến mà mỗi người theo đuổi trong đời mình. Đối với mỗi chúng ta, lòng đam mê chính là một chất men say tinh thần giúp kích thích con người, giúp con người trở nên hăng say trong công việc, hay trong bất kì điều gì họ làm. Và cũng chính đam mê là động lực để giúp chúng ta quên đi mọi khó khăn, mọi vấp ngã, thất bại trên đường đời, là động lực để ta cố gắng vươn tới ngày mai. Người sống vì đam mê luôn thu hút người khác bởi chính lòng nhiệt huyết dành cho đam mê của mình cũng như những thành công rực rỡ mà đam mê đem lại cho họ bởi lẽ “theo đuổi đam mê thành công sẽ theo đuổi bạn”.  

nlxh-200-chu-khong-co-dam-me-khong-co-thien-tai-9

Đam mê là động lực để họ học tập mọi lúc, mọi nơi. Đam mê đôi khi còn tạo ra kì tích cho nhân loại. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng nói rằng: “ Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải chứng tỏ một điều gì nữa”. Đến đây, chắc hẳn chúng ta không thể không nhắc đến cha đẻ của hãng phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney - một biểu tượng của lòng đam mê với công việc viết lách. Tuy bị từ chối việc làm ở các tòa soạn trên dưới mười lần nhưng ông vẫn luôn giữ lửa nhiệt huyết với công việc mà mình chọn. Tuy nhiên, vẫn có những người vì chút khó khăn đã bỏ cuộc, nản lòng, chính vì vậy, họ sẽ chẳng bao giờ chạm được đích của thành công. Qua đó, có thể thấy, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng hết mình, luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng, không cho phép bản thân lùi bước trước mọi thử thách bởi “chỉ đam mê, những đam mê lớn lao mới nâng linh hồn tới những điều vĩ đại” (Denis Diderot).

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)

- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).

- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)

2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)

- Giải thích các khái niệm liên quan.

- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.

+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.

+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.

- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.

3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)

+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.

Xem thêm: NLXH 200 chữ: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận