NLXH 200 chữ: “Bạn chẳng thể làm gì mà thiếu đi hi vọng”
Helen Keller từng nói: “Bạn chẳng thể làm gì mà thiếu đi hi vọng”. Viết 1 đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói trên.
Trước những khó khăn, giữa ranh giới mỏng manh của từ bỏ và nỗ lực, bạn sẽ chọn điều gì? Với bản thân tôi, tôi luôn khắc ghi câu nói của Helen Keller: “Bạn chẳng thể làm gì mà thiếu đi hi vọng” và coi đó là kim chỉ nam cho những quyết định của mình. Những tháng ngày tuyệt vời chúng ta có, không có gì đớn đau bằng việc mất đi hy vọng vào cuộc đời. Hy vọng – vốn chỉ là cụm từ đơn thuần, vô nghĩa chúng ta không muốn hiểu nhưng nó lại là động lực to lớn giúp chúng ta thành công hơn trong cuộc đời nếu chúng ta luôn mang theo nó bên mình. Bởi trênđường đời, chưa ai không một lần vấp ngã. Điều quan trọng không phải ngã như thế nào, đau đớn ra làm sao mà là ta phải biết đối mặt với nó như thế nào. Nếu mất đi niềm tin, trở nên tuyệt vọng, không có ý chí vươn lên, ta sẽ mãi chìm trong vũng bùn tăm tối và chắc chắn sẽ đưa chúng ta đến bờ bực của những thất bại. Ngược lại, nếu trong tâm có hi vọng, ta luôn có thể nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, tìm được sự bình an, thanh thản trong bất hạnh khổ đau. Đồng thời, thái độ sống lạc quan, vui vẻ sẽ giúp ta nhận được sự yêu quý, gần gũi từ những người xung quanh và không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Gần đây, chúng ta không khỏi cảm phục trước diễn viên Quốc Tuấn – người cha không từ bỏ hi vọng, đồng hành cùng con suốt mười lăm năm ròng rã. Để rồi, sau tất cả, hạnh phúc đã thực sự mỉm cười với anh và gia đình.
Con của anh bây giờ đã là 1 cậu bé rắn rỏi, chơi piano rất hay, hiếu thảo với cha mẹ. Hay hình ảnh đội tuyển U23 Việt Nam, dù bị dẫn trước trong những trận đấu ở giải U23 Châu Á nhưng chưa bao giờ từ bỏ hy vọng của mình. Những phút giây cuối cùng của trận đấu, hy vọng giúp các anh bùng cháy, hy vọng giúp các anh vững đôi chân và giữ được “cái đầu lạnh”. Để rồi, chúng ta có những trận đấu lộn ngược dòng ngoạn mục trong chuyến hành trình kỳ diệu đến với ngôi vị Á quân. Còn chúng ta – những đứa trẻ 17 tuổi đang tìm cơ hội cho bản thân mình trong kỳ thi đầy căng thẳng. Tôi đã không từ bỏ hy vọng của mình với ước mơ vào được ngôi trường mà mình mong muốn. Tôi nghĩ, bạn cũng thế! Bởi tôi và bạn đều là những người trẻ can đảm. Ngày hôm nay, một thông điệp đắt giá nữa lại được mang theo bên mình, trở thành hành trang vững chắc nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ chúng ta, đó là: “Bạn chẳng thể làm gì mà thiếu đi hi vọng".
Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)
- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).
- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)
2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)
- Giải thích các khái niệm liên quan.
- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.
+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.
+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.
- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.
3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)
+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận