Cuộc đời bất hạnh của Nguyễn Bính: Lấy 4 vợ, có 4 con và cái chết trong đói rét, cô đơn ở tuổi 48

Trên văn đàn, Nguyễn Bính được mệnh danh là "ông vua" của những bài thơ tình. Thế nhưng ngoài đời thực, ông lại là văn sĩ bất hạnh. Cuộc đời ông là hòa quyện một cách lạ lùng của sự gian truân, cơ cực...

Đỗ Thu Nga
09:44 05/08/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguyễn Bính - "ông vua" của những bài thơ tình

Nhà thơ Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 tại Vụ Bản, Nam Định. Ông là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của văn đàn Việt Nam. Thơ của ông phần lớn là thơ tình nhưng mang sắc thái mộc mạc, dân dã.

Hồi còn nhỏ, Nguyễn Bính không được đi học mà chỉ có cha là ông đồ dạy tại nhà. Năm nhà văn tròn 8 tuổi, ông rời quê ra Hà Nội học tiếp, từ đây sự nghiệp văn chương có khởi sắc, dần tạo được vị thế trong lòng độc giả.

Ngày đầu tiên trong chặng đường làm thơ của Nguyễn Bính, họa sĩ Nguyệt Hồ đã có công rất lớn trong việc giúp ông tiếp cận gần hơn với công chúng, nhờ bà giới thiệu nhà văn cho chủ tòa soạn Tiểu thuyết thứ Năm nên ông đã có bài thơ đầu tiên được đăng lên báo, mang tên Cô gái hái mơ.

Nguyen-Binh-va-cuoc-doi-day-bat-hanh-8
Chân dung nhà thơ Nguyễn Bính

Đến năm 1937, Nguyễn Bính nhận giải khuyến khích của Tự Lực Văn Đoàn qua tập thơ "Tâm hồn tôi" và vài năm sau, ông đạt giải nhất văn học Nam Xuyên ở Sài Gòn nhờ tác phẩm "Cây đàn tỳ bà". Sau năm 1940, tác giả viết đều tay hơn và cho ra đời rất nhiều bài thơ có giá trị như Chân quê, Lỡ bước sang ngang hay Sao chẳng về đây.

Năm 1947, Nguyễn Bính đi theo Việt Minh, hoạt động cách mạng, ông tham gia nhiệt tình những công việc được giao và nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng. Bên cạnh đó, nhà văn còn dùng chính ngòi bút của mình để làm vũ khí, cổ động tinh thần yêu nước cũng như kêu gọi tham gia chiến đấu, chống giặc ngoại xâm cứu nước. 

Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, công tác tại Hội nhà văn Việt Nam và vào năm 1956, ông làm việc cho tờ báo Trăm hoa. 

Nguyen-Binh-va-cuoc-doi-day-bat-hanh-3

Trong 30 năm sự nghiệp, Nguyễn Bính thử sức với nhiều thể loại thơ, truyện, kịch. Song thành công nhất vẫn là mảng thơ ca và ông cũng rất vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh cho những cống hiến to lớn của mình đối với nền văn học.

Trong vô vàn những tên tuổi lớn của thời kỳ thơ mới như Xuân Diệu, Huy Cận hay Hàn Mặc Tử thì cái tên Nguyễn Bính vẫn có một vị thế vững trãi trong suốt dòng chảy văn học Việt Nam, nhờ vào phong cách viết tuy dung dị nhưng vô cùng độc đáo. 

Cuộc đời bất hạnh của thi sĩ gốc Nam Định

Phải nói rằng, Nguyễn Bính là một thi sĩ giang hồ từng dạo khắp đó đây trên cả nước, lập nghiệp văn chương ở cả 2 miền Nam - Bắc. Thế nhưng, cuộc ông là sự long đong, đi khắp nơi, nay đây mai đó, bất định và nghèo khổ.

Đặc biệt, trong cuộc đời thơ lang bạt xa xứ của Nguyễn Bính, ông nên duyên và qua bốn đời chăn gối, có giá thú hoặc không, để lại bốn người con trong cảnh người cha biệt xứ. Nhưng khi ông mất, thật xót xa là không một ai thân thiết ở bên.

người vợ đầu là bà Nguyễn Hồng Châu, một cán bộ cách mạng, có trình độ học vấn. Đây là một cuộc hôn nhân “mai mối”, không tình yêu. Lúc đấy dù lắm do dự, nhưng cả hai cũng thuận theo cấp trên, đồng ý làm hôn lễ vào năm 1951. Họ có một cô con gái đặt tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu.

Nguyen-Binh-va-cuoc-doi-day-bat-hanh-6

Nhà thơ "thay lòng đổi dạ" khi đi sáng tác tại Cà Mau và gặp cô Mai Thị Mới, 19 tuổi, ở ấp Hương Mai, xã Khánh Lâm, huyện U Minh. Tình yêu hai người nảy nở, ngày một mặn nồng, quấn quýt. Nhà thơ Nguyễn Bính xin cưới cô Mới, sau khi đã có giấy ly hôn với bà Hồng Châu.

Năm 1954, bà Mai Thị Mới sinh con gái, đặt tên là Hương Mai. Nhà thơ rất yêu thương, chu đáo với vợ con. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu, khi Hương Mai mới bảy tháng tuổi, ông tập kết ra Bắc. Thời gian sau đó, lời hẹn ngày gặp mặt chẳng thành hiện thực, khi đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc.

Do hoàn cảnh xa xôi cách trở, tin tức vợ con bặt vô âm tín, Nguyễn Bính đã có quan hệ thắm thiết với một nữ thư ký báo Trăm Hoa, nơi ông làm chủ bút, hồi 1956, tại Hà Nội. Hai người ăn ở như vợ chồng với đúng nghĩa khi sinh hạ được một con trai. Người vợ thứ ba này tên là Phạm Vân Thanh.

Nhưng thật buồn, mọi chuyện đối với Nguyễn Bính chẳng khi nào suôn sẻ, bởi đến năm 1957, báo Trăm Hoa lỗ vốn nặng, tự giải thể. Chưa hết, đồng thời không hiểu vì lý do gì, bà Thanh đã trả lại con cho Nguyễn Bính rồi tìm một nơi nương tựa mới.

Nguyen-Binh-va-cuoc-doi-day-bat-hanh-7

Mọi chuyện đều lỡ dở, năm 1958, nhà thơ trở về Nam Định làm việc tại Ty Văn hoá Thông tin, rồi sau ít năm lấy vợ quê, coi như an phận. Người vợ thứ tư của Nguyễn Bính là bà Trần Thị Lai, rất hiền hậu nết na.

Năm 1965, giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc ác liệt, Nguyễn Bính theo cơ quan đi sơ tán, ở huyện Lý Nhân, Hà Nam. Thật trớ trêu, chỉ tết năm sau, nhà thơ Nguyễn Bính mất trong cơn bạo bệnh, đúng lúc vợ ông đang ở cữ sinh hạ cho ông một con trai, đặt tên là Nguyễn Mạnh Hùng.

Sau này, con gái nhà thơ là bà Nguyễn Bính Hồng Cầu nói: “Hồi xưa tôi giận ba tôi lắm. Nhưng lớn lên tìm hiểu, tôi mới vỡ lẽ. Đời ba tôi nhiều bất hạnh. Ông cứ đi tìm cái bóng của hạnh phúc cho đến khi nhắm mắt xuôi tay vào đêm giao thừa năm 1966”.

Xem thêm: Nhà thơ Chế Lan Viên: Đẹp trai, làm thơ hay nhưng phải cái nóng tính

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận