Dù tin Phật hay không, người làm được 4 điều từ bi này chắc chắn công đức vô lượng

Phúc đức tự đến, may mắn song hành, gia đình hạnh phúc nếu hàng ngày bạn làm được 4 điều từ bi dưới đây.

Đỗ Thu Nga
12:27 15/06/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Là người con của Đức Phật, chúng ta hiểu và luôn tôn kính, tự hào về tính cách và lòng tư bi vô biên của Đức Phật. Người càng tin vào Phật, tu tập và thực hành theo lời Phật dạy, càng dễ nhận được nhiều phước lành và hạnh phúc.

Nhưng có phải chỉ những ai tin Phật giáo thì mới có thể tích đức, còn người không tin Phật giáo hay không theo con đường Phật học thì không có công đức?

Về vấn đề này, một vị cao tăng đã đưa ra giải thích rằng: “Người đời đều có tín ngưỡng của riêng mình, nhưng cách thức tích đức như thế nào thì không có gì khác biệt, ai cũng như nhau, bởi quan trọng nhất là cái tâm hướng thiện và làm những điều tốt đời đẹp đạo."

Vị cao tăng này cũng nói thêm:

Lời nói ra có thiện có ác, đa phần ác nghiệp của chúng ta thực ra đều do chữ ‘tình’ điều khiển. Cái gọi là tích đức tích phúc chẳng qua là kiểm soát chữ tình.

Con người không ai vô tình, sẽ luôn thể hiện cái tình tùy từng trường hợp. Dù có tin Phật hay không cũng không sao, nếu một người có thể thực hiện được 4 điều từ bi trong cuộc đời thì nhất định sẽ được vô lượng công đức. 

LỜI nói từ bi

Theo lời vị cao tăng này: "Có rất nhiều cách để làm tổn thương một người, trong đó, lời nói có lực sát thương lớn nhất. Ngay cả khi người nói không có ý xấu thì người nghe vẫn có thể cảm nhận được nỗi đau đớn và tàn nhẫn nhất.”

Trong “Kinh Vô Lượng Thọ” có câu:

“Khéo giữ khẩu nghiệp, không nhạo báng người; khéo hộ trì thân nghiệp, không phạm pháp; khéo hộ trì ý nghiệp, trong sạch không cấu uế".

nguoi-lam-duoc-4-dieu-tu-bi-nay-chac-chan-cong-duc-vo-luong-0

Theo quan điểm của Phật giáo, nghiệp chướng của đời người chủ yếu do khẩu nghiệp mà ra. Những người “ác khẩu” thì sớm muộn cũng sẽ gánh chịu “khẩu nghiệp”, tức là phải chịu cái hệ lụy, hậu quả do những lời ác ý, ác tâm của mình gây ra.

Trong mười nghiệp bất thiện của con người thì khẩu nghiệp có bốn, tức là chiếm gần một nửa. Nếu cứ tạo khẩu nghiệp triền miên, con người không chỉ gây hại cho người khác, cộng đồng, xã hội mà bản thân họ cũng không được thanh thản, thảnh thơi, thậm chí rơi vào cảnh luân hồi đau khổ.

Vì vậy, cho dù bạn có tin vào Phật giáo hay không, và cho dù bạn có tin rằng những lời nói xấu và làm tổn thương người khác sẽ mang lại cho bạn cái gọi là “nghiệp chướng” hay không, thì bạn cũng phải chú ý đến lời nói và phát ngôn của mình trong ngày thường, và nên đặt lòng từ bi vào từng câu chữ được phát ra từ miệng mình.

VIẾT điều tự bi

Viết những điều từ bi cũng là một trong 4 điều từ bi trong cuộc đời được cao tăng nhắc tới. Vì sao lại vậy?

Trong một kỳ thi cung đình ở triều đại nhà Thanh, một người tài giỏi đã không kịp hối lộ giám khảo, vì vậy giám khảo đã gạt đi khi kiểm tra bài thi của anh ta, kết quả là anh ta bị loại. Nghèo đói mười năm để ôn thi, cuối cùng thành công cốc.

Vì lý do này, anh ta chán nản, viết mấy câu thơ và đặt chúng trước dinh thự của quan trên, rồi tự sát.

Sau đó, quan trên đọc những câu chữ để lại của anh học trò, trong đó viết: "Một lần tôi thi trượt, tôi bật khóc, tôi đã học tập chăm chỉ trong mười năm để ôn thi lại." Tuy nhiên, chỉ vì không đưa hối lộ mà công sức của anh ta đổ sông đổ biển, vì vậy anh ta đã chết ở Hoàng Tuyền.

Là bởi vì giám khảo không dùng ngòi bút để làm việc tốt, lật ngược thành trắng đen, mới khiến cho nhân tài này đi đến kết cục bi thảm như vậy. Quan trên rất tức giận về điều này, và ông đã đích thân chấn chỉnh những giám thị chấm bài, và sau này đã thu được rất nhiều nhân tài. 

Viết những điều từ bi không có nghĩa là chúng ta chỉ biết viết ra những điều hay lẽ phải trên giấy. 

Ý nghĩa thực sự của nó là cảnh báo chúng ta rằng chúng ta phải có lương tâm trong cuộc sống, không nhầm lẫn giữa đúng và sai, và học cách chủ động chịu trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ của mình. 

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người khi gặp khó khăn, thất bại là rất dễ hạ thấp tiêu chuẩn, quên đi trách nhiệm của mình;

Cũng có người vì thành tích, muốn tạo ra kết quả như ý mà dễ sa đà, xem nhẹ trách nhiệm.

Vì vậy, nhớ đến “ngòi bút” mình cầm trên tay, vững vàng viết nên những câu chữ đúng sự thật, đem tới ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc sống, đây có thể coi là việc làm mang tới công đức vô biên.

LÀM điều từ bi

Vị cao tăng nói: “Tôi tu hành theo đạo Phật đã mấy chục năm, chưa từng thấy hay nghe nói về một người có lòng từ bi mà lại làm hại người khác.

Người tu Phật luôn có tâm từ bi, thương xót tất cả chúng sanh, hành thiện và có hạnh nguyện, người như vậy sao có thể gặp nhiều phiền não trong cuộc đời, làm sao họ có thể nghi ngờ rằng công đức của mình có hạn? "

Ý của Vị cao tăng là bạn nên làm những việc từ bi, biết cách thương xót và đừng quá chỉ trích lỗi lầm của người khác, bởi vì những việc làm tốt ở thời hiện tại của bạn thực ra là một loại cải thiện vận mệnh cho chính bạn trong tương lai và cả nhiều đời sau.

nguoi-lam-duoc-4-dieu-tu-bi-nay-chac-chan-cong-duc-vo-luong-7

Vị cao tăng nói thêm, với một người có lỗi lầm, chúng ta nên bao dung với anh ta, làm vậy anh ta sẽ cảm thấy xấu hổ về hành vi của mình và sinh lòng hối hận.

Trong trường hợp này, anh ta sẽ biết ơn những người hiểu cho anh ta, vì vậy anh ta quyết định thay đổi suy nghĩ của mình, trở thành một người tốt và làm việc tốt một lần nữa.

Một ngày nào đó khi bạn gặp khó khăn, những người đã được bạn giúp đỡ nhất định sẽ giúp bạn để báo đáp tấm lòng ban đầu của bạn.

Theo quan điểm này, “lòng từ bi” của chúng ta không chỉ là sửa sai cho người khác, mà còn là lấy danh tiếng cho bản thân, nâng cao hình ảnh và địa vị của mình trong lòng người khác.

Từ quan điểm này, làm sao có sự phân biệt giữa người xuất gia và người phàm khi làm việc thiện như vậy để tích đức?

NGHĨ điều từ bi

Những suy nghĩ lương thiện có thể giúp ta thay đổi số mệnh, đem đến cho con người may mắn, phúc đức. Người xưa có câu “Gieo nhân nào, gặt quả nấy”, hay “Ở hiền, gặp lành”. Cuộc sống có rất nhiều minh chứng cho điều nói trên. 

Câu chuyện về cậu bé đánh giày và những đồng xu mượn của ông đạo diễn phim nổi tiếng trên phố, cùng lời hứa sẽ trả lại tiền là một ví dụ. Cái kết có hậu cho cậu bé khi cậu đã thực hiện đúng như lời đã hứa và còn mong muốn có thêm điều bất ngờ cho những người bạn có cùng hoàn cảnh như cậu là việc cậu được nhận vai chính trong bộ phim của ông. Cậu xứng đáng nhận được điều đó bởi thiện tâm của chính mình.

Tấm lòng lương thiện của mỗi người còn có sức mạnh cảm hóa, thay đổi người khác theo chiều hướng tích cực. 

Người xưa thường nói “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Bởi vậy, khi ai đó chẳng may lâm vào nghịch cảnh, sai trái, nếu chúng ta dùng lương thiện để đối đãi, để giao tiếp với họ, thì chắc chắn họ sẽ thay đổi, hướng thiện.

Trong cuộc sống, chúng ta học cách dùng “tình cảm” để nhìn vào mặt xấu của người khác, điều này không chỉ mang lại cho chúng ta một cảm giác nhẹ nhõm trong lòng mà còn thể hiện lòng nhân ái bao dung rộng lớn của chúng ta.

Khi một người nhìn thế giới bằng đôi mắt nhân hậu, thì điều anh ta nhìn thấy là chân, thiện, mỹ và ở đâu cũng có tình cảm chân thật; ngược lại, nếu anh ta nhìn thế giới bằng con mắt xấu xa, thì những gì anh ta thấy đều là giả dối, xấu xí và độc ác có ở khắp mọi nơi.

Bản chất con người ai cũng có mặt xấu, giống như một cơn gió lạnh, mang đến sự bẩn thỉu và lạnh lẽo cho thế giới, nhưng dù vậy nhân loại vẫn được tắm trong sự thuần khiết và ấm áp của bầu trời quang đãng khi có thiện tâm.

Tóm lại, bất kể là dùng miệng, bút, tay, hay tấm lòng để thể hiện sự nhân từ, mấu chốt là con người nhất định phải có tình thương trong lòng. 

Chỉ cần có tấm lòng nhân hậu, nhân ái thì bạn có thể nhìn thế giới và con người bằng con mắt thiện lương của Đức Phật, bạn sẽ luôn thấy được sự chân thành, tốt bụng, và mặt đẹp của mọi thứ bất kể khi nào và ở đâu trên thế gian này.

Xem thêm: Đức Phật và lời giảng về người đàn ông lý tưởng mà phụ nữ nào cũng ao ước có được

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận