Nguồn gốc thú vị của ngày Cá Tháng Tư không phải ai cũng biết

Cá Tháng Tư là ngày "Quốc tế nói dối" với những trò đùa, lời nói dối vô hại để trêu đùa nhau. Thế nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc đặc biệt của ngày này.

Đỗ Thu Nga
10:34 31/03/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cá Tháng Tư (hay ngày Quốc tế nói dối) nhằm vào ngày mùng 1 tháng 4 dương lịch hàng năm. Theo quan niệm xưa, vào ngày này, tất cả mọi người có thể nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt. Đó là những lời nói dối tai quái nhưng vô hại. Ở một số quốc gia, có quy định khung giờ cụ thể như bắt đầu vào buổi sáng và kết thúc vào buổi trưa. 

Cá Tháng Tư được xem là ngày con người mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau. Chúng ta có thể thỏa thích đi lừa mọi người bằng những trò đùa hay những lời nói dối vô hại mà không sợ bị ai giận dỗi. 

Có nhiều quốc gia trên thế giới kỷ niệm ngày Cá Tháng Tư như: Mexico, Scotland, Anh, Mỹ, Pháp, Romania, Người La Mã cổ đại, Ba Tư và cả Việt Nam. Tuy nhiên, ngày Cá Tháng Tư có nguồn gốc như thế nào thì không phải ai cũng biết.

Hiện nay có rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của ngày Cá Tháng Tư. Song truyền thuyết phổ biến nhất vẫn là câu chuyện liên quan đến sự kiện thay đổi lịch mừng năm mới của nước Pháp.

ngay-ca-thang-tu-bat-nguon-tu-nuoc-nao
Cá Tháng Tư có nguồn gốc từ nước Pháp

Vào năm 1564 khi nước Pháp quyết định đổi từ lịch  Julius sang dùng lịch Gregory do Giáo hoàng Gregory XIII ban hành. Lịch mừng năm mới chuyển từ tuần cuối cùng của tháng 3 sang ngày 1/1.

Nhưng khi đó, việc truyền tin còn thô sơ, chủ yếu là người chạy bộ truyền tin hoặc đi xe ngựa lên độ phủ sóng không cao. Không phải ai cũng cũng đón nhận được hệ thống lịch mới này, vì vậy người dân ở nhiều vùng vẫn ăn mừng năm mới theo lịch cũ.

Những người tiếp tục ăn mừng năm mới vào ngày 1/4 bị gọi là những kẻ ngốc và trở thành trò cười cho xã hội. Xuất phát từ nguyên nhân này mà người ta gọi 1/4 là ngày nói dối với cái tên "Cá Tháng Tư".

Cũng có một truyền thuyết khác cho rằng, việc "chơi khăm" trong ngày Cá Tháng Tư bắt nguồn từ cuốn truyện có tên “The Canterbury Tales” (Những câu chuyện cổ tích) của nhà văn người Anh Geoffrey Chaucer từ năm 1392.

Trong truyện có một tình tiết chơi chữ khiến không ít độc giả nhầm lẫn. haucer ý muốn nói 32 ngày sau tháng Ba (tức ngày 2/5) nhưng độc giả lại hiểu nhầm thành ngày 32 tháng Ba hoặc ngày 1/4. Vì thế ngày này trở thành ngày để người dân nói đùa hoặc nói những câu chuyện nói dối vô hại. 

ngay-ca-thang-tu-bat-nguon-tu-nuoc-nao-5
Những lời nói dối vô hại ngày Cá Tháng Tư mang đến tiếng cười cho mọi người

Thậm chí nhiều người còn cho rằng, ngày Cá Tháng Tư lần đầu tiên được đề cập bởi nhà thơ d’Amerval. Đây được xem là nguyên bản dành cho khái niệm "Cá tháng Tư".d’Amerval gọi như vậy là bởi tháng Tư cũng được xem là tháng của cung song ngư với biểu tượng hai con cá quấn vào nhau.

Cá Tháng Tư cũng là thời điểm những loài cá sống trong vùng nhiệt đới ôn hòa (cá thu) dễ bị bắt nhất vì đi riêng lẻ. Cá Tháng Tư trở thành khái niệm ám chỉ sự khù khờ. 

Dù có nguồn gốc như thế nào đi nữa, Cá Tháng Tư vẫn là ngày mang đến niềm vui, tiếng cười cho mọi người. Trên thế giới, mỗi quốc gia tiếp nhận truyền thống ngày Cá Tháng Tư theo những cách riêng để trêu chọc người thân, bạn bè. Ví dụ như:

- Mexico: Người dân ở đây kỷ niệm ngày nói dối vào 28/12, đó là ngày buồn nhất trong lịch sử nước này. Khi đó hàng loạt trẻ em vô tội bị thảm sát dưới lệnh vua Herod. Vì vậy những trò đùa chỉ mang tính chất nhẹ nhàng.

- Scotland: Ở đây có đến 2 ngày Cá Tháng Tư. Ngày  thứ 2 trong truyền thống Cá tháng Tư này được gọi là ngày vuốt đuôi vì ngày này đặc biệt dành để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người.

- Anh: Những nạn nhân trong các trò chơi nói dối ở Anh được gọi là April Fool. Vào những năm 50 của thế kỷ 20, có một nghiên cứu văn học dân gian Inoa và Peter Opie ở Anh và các quốc gia có nguồn gốc từ Anh các trò đùa sẽ chấm dứt vào buổi trưa, các trò đùa sau buổi trưa sẽ tự xem như là kẻ ngốc.

- Pháp: Những người bị lừa trong ngày Cá Tháng Tư được gọi là Poissons D'Avirl. Ở Pháp, ngày Cá Tháng Tư trở là ngày tượng trưng cho sự sai lệch thông tin.

- Romania: Một trò đùa ngày Cá Tháng Tư được tiết lộ bằng cách hét lên "Păcăleală de 1 Aprilie!" (nghĩa là chơi khăm ngày Cá tháng Tư) với người đối diện và người đó trở thành "kẻ ngốc tháng tư".

Người đàn ông Hàn Quốc biến cỏ 4 lá thành sản phẩm hút khách, thu bạc tỷ mỗi tháng

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận